NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 13)

- Cô ta có hiểu những điều đó không? - hắn hỏi.

- Theo ý tôi thì hiểu được. Anh có muốn tôi thêm chút nhiệt tình vào lời nói không?

-
KHÔNG, ANH CỨ DỊCH LỜI thôi. Tôi không muốn gây ảnh hưởng bằng sự tác động đến tình cảm của cô ấy.

- Rõ.

- Anh nói hộ là tôi muốn lấy cô ấy làm vợ.

Tôi dịch.

-
Ý KIẾN CÔ TA RA SAO?

- Cô ta hỏi anh có định nghiêm túc không? Tôi bảo cô ta rằng anh là người rất nghiêm túc.

- Thật là một tình huống lạ kỳ. Tôi lại bắt anh dịch những lời như thế của tôi.

- Kể cũng khá lạ kỳ.

- Nhưng như thế lại có vẻ tự nhiên. Vì suy cho cùng anh là người bạn thân nhất của tôi.

- Anh thật đáng yêu khi nói như vậy.

- Khi gặp điều phiền hà nào, trước hết tôi phải nhờ cậy vào anh.

- Và tôi trộm nghĩ nếu rằng đi yêu người tình của tôi cũng là một điều phiền hà?

- Ðúng thế. Tôi rất khổ tâm khi điều đó lại đến với chính anh, anh Thomas ạ.

- Ðược. Bây giờ tôi nói gì nữa? Nói rằng không lấy được cô ấy thì anh sẽ chết?

- Không, đừng làm cô ấy xúc động. Vả chăng sự thật không hẳn là như thế. Tất nhiên, tôi bắt buộc phải xin thuyên chuyển, nhưng anh ta sẽ phải tự an ủi về tất cả những sự bất hạnh thôi.

- Trong khi anh nghĩ xem nói tiếp điều gì nữa, anh cho phép tôi bênh vực lợi ích của chính tôi, có được không?

- Ðược, được. Như vậy mới công bằng, anh Thomas ạ.

- Này, Phượng này - tôi nói - cô có bỏ tôi để đi theo anh ta không? Anh ta sẽ lấy cô làm vợ. Tôi thì không được phép lấy. Cô hiểu tại sao chứ?

- Thế anh cũng sắp đi về à? - cô hỏi và tôi thì nghĩ đến lá thư của tòa báo đang nằm trong túi.

- Không.

- Không bao giờ chứ?

- Làm sao hứa với cô điều đó được? Chính hắn cũng không hứa nổi với cô. Những vụ kết hôn có thể bị tan vỡ. Nó lại thường tan vỡ mau hơn những lối chung sống như giữa cô và tôi.

- Tôi chẳng muốn đi đâu.

Phượng trả lời như vậy, nhưng tôi không vì thế mà phấn khởi vì câu nói như đã có chữ "nhưng" kín đáo không nói ra.

- Tôi cho rằng - Pyle nói - bây giờ tôi phải hạ tất cả những con bài của tôi xuống. Tôi không giàu. Nhưng khi cha tôi chết, tôi có 50.000 đôla. Tôi không có bệnh tật gì. Tôi có giấy chứng nhận sức khỏe mới được cấp cách đây hai tháng và tôi có thể đưa cô ta giấy chứng nhận về máu tôi thuộc nhóm số mấy.

- Tôi không biết dịch điều này. Ðể làm gì nhỉ?

-
À, ĐỂ CÔ ẤY BIẾT CHẮC rằng hai người có thể sinh con đẻ cái với nhau.

-
MỸ CÁC ANH TỎ TÌNH VỚI phụ nữ như vậy hay sao? Số thu nhập và số nhóm máu?

- Tôi cũng không rõ. Ðây là lần đầu đối với tôi. Nếu cùng ở Mỹ cả thì chắc mẹ tôi sẽ nói với mẹ cô ta.

- Về số nhóm máu?

- Ðừng giễu tôi, Thomas. Chắc tôi có những ý nghĩ cổ lỗ quá. Anh hiểu là tôi ở trong trường hợp này cũng lúng túng.

- Tôi cũng vậy. Anh xem có nên bỏ quách tất cả câu chuyện này để đánh xúc xắc với nhau xem ai thắng thì được cô ta không?

- Anh Thomas, đừng giả bộ anh hùng rơm làm gì. Tôi hiểu rằng, anh yêu cô ta cũng như tôi yêu cô ta, anh yêu theo kiểu của anh.

- Nhất định rồi, bây giờ anh nói tiếp đi.

- Anh nói hộ rằng tôi không có hy vọng được cô ta yêu ngay tức khắc. Việc đó sẽ đến với thời gian, nhưng cái mà tôi đem lại cho cô ta là sự an toàn. An toàn có vẻ là một lợi ích không sôi động lắm, nhưng có giá hơn sự say đắm.

- Cô ta có thể tìm được sự say đắm với người lái xe trong khi anh làm việc ở bàn giấy.

Pyle đỏ mặt. Hắn đứng lên một cách vụng về.

- Ðiều anh nói là lệch lạc và thô lỗ. Tôi cấm không cho ai thóa mạ cô ta. Anh không có quyền.

- Cô ta đã là vợ anh đâu?

- Liệu anh đem lại cho cô ta được những cái gì? - và hắn nói trong cơn thịnh nộ - hai trăm đôla khi anh về nước chứ gì? Quá lắm là thêm bộ bàn ghế.

- Bàn ghế không phải là của tôi.

- Cô ta cũng không phải là của anh! Phượng, cô có muốn lấy tôi không? - Này, còn nhóm máu? Và giấy chứng nhận sức khỏe trước khi cưới? Chắc anh cũng cần thứ giấy đó của cô ta. Có lẽ anh cần cả bệnh án cô ta nữa. Và LÁ SỐ TỬ VI. À, KHÔNG, CÁI ĐÓ LÀ THEO PHONG TỤC
n Ðộ.

(Còn tiếp)