360 Ta gọi đây là phướn, làm bằng vải hoặc bằng tơ, thân phướn hình chữ nhật đứng, nhỏ bản mà dài, lòng phướn có những chữ như "Nam vô A di đà phật", đuôi phướn có mấy dải dài lê thê trông như đuôi diều. Có hai hạng: hạng lớn, treo ở gian giữa chùa thẳng từ dưới cái nóc rủ xuống; hạng nhỏ, mắc vào cán tre để các bà vãi cầm trong những khi đi rước Phật hoặc đi đưa đám tang, niệm Phật.

361 Chỉ niên hiệu Minh Đạo.

362 Một niên hiệu của Tống Nhân Tông, từ 1032 đến 1033.

363 Người coi kho.

364 Sổ bìa vàng.

365 Tức dưới 18 tuổi.

366 Người bị bệnh hao mòn, thân thể gầy yếu, đi đứng không vững.

367 Hình luật cũ có mười tội ác sau đây hễ ai phạm vào thì không được tha: 1) âm mưu phản quốc; 2) âm mưu làm việc đại nghịch (giết vua, giết cha); 3) âm mưu phản bội; 4) hung ác bạo nghịch; 5) bất đạo đức; 6) đại bất kính; 7) bất hiếu với cha mẹ; 8) không hòa thuận với anh em; 9) bất nghĩa; 10) loạn luân.

368 Theo quan chế nhà Chu, Thái bảo thuộc hàng tam công. Thời Lý đặt ra để làm danh hiệu gia thêm cho các trọng thần, không phải là những chức làm việc.

369 Chỉ việc trình bày ý kiến đi đánh Chiêm Thành.

370 Xem đoạn sử sau đây chép việc quân thần tâu bày về cái mộc của Lý Thái Tông tự nhiên rung động.

371 Chỉ việc đi đánh Chiêm Thành, giết người, bắt phụ nữ.

372 Chỉ Lý Cao Tông. Xem thêm Chb. V, 28.

373 Chữ "lợi", theo Hán văn, cũng âm là "lỵ", nhưng vì kiêng húy lâu ngày, đọc quen là "lợi", nên nay cũng phiên âm là "lợi", cho dễ hiểu.

374 Mỗi lễ thời xưa: sau khi thắng trận, về uống rượu ăn mừng ở nhà thờ tổ tiên.

375 Ba hạng tội lưu: 1) Đày đi cận châu (như Nghệ An, Thanh Hóa, ...); 2) Đày đi ngoại châu (như châu Bố Chính); 3) Đày đi viễn châu (như châu Tân Bình, ...).

376 Xã là thần Đất hay nền tế thần Đất. Tắc là thần Ngũ Cốc hay nền tế thần Ngũ Cốc. Xưa, người ta thường gọi quốc gia là xã tắc. Cho nên, xã tắc, ngoài việc dùng để thờ cúng, còn có tác dụng làm tượng trưng cho một nước.

377 Một chức quan chỉ huy trong quân đội, đứng ở hàng tam phẩm.

378 Quảng Đông và Quảng Tây.

379 Xem chú thích ở Chb. I, 42.

380 Nay là Vân Nam.

381 Chi việc cho quân đi cứu viện Trí Cao.

382 Người của Nùng Trí Cao.

382Cương mục in là "Triệu Việt vương" (thừa chữ Việt ).

383 Đằng Châu đây là đất Trung Quốc, nay là Đằng huyện thuộc Quảng Tây chứ không phải là Hưng Yên ở Việt Nam như sử Cương mục đã chua lầm.

384 Chổ ở của một người con vua được lập làm thái tử, sau sẽ lên ngôi vua. Theo Thần dị kinh , ngoài Biển Đông, có núi Đông Minh, trên núi có cung điện xây bằng đá xanh, có biển đề sáu chữ "Thiên địa trưởng nam chi cung", (cung điện con trai trưởng của trời đất), vì thế mới gọi thái tử là "đông cung".

385 Phê phán câu trong sử Ngô Thì Sĩ nói việc này là do Lý Thánh Tông làm theo chí trước của cha.

386 Thứ mũ có từ đời Đường: Ban đầu làm bằng the lượt, sau vì thấy nó mềm nát, nên làm cốt bằng nan gỗ. Kiểu mũ phốc đầu, người ta cho là Ngư Triều Ân (hoạn quan đời Đường Đại Tông, 763-779) chế ra trước: ban đầu bốn góc mũ có tai, hai tai vểnh về phía trước và hai tai vểnh về phía sau. Về sau, làm hai tai ngang ra, có dây thép đỡ cho cứng (tức là kiểu mũ cánh chuồn).

387 Quân chính quy.

388 Quân chuyên bắn cung.

389 Đoàn quân kỵ.

390 Chiến đấu trong khi đóng giữ.

391 Chiến đấu trong khi tấn công.

392 Chỉ việc nhà Tống phỏng theo binh pháp nhà Lý.

393 Chỉ việc nhà Lý bắt chỉ huy sứ của Tống mà không thả về.

394 Thần phi là quý phi của vua; Nguyên phi là một người phi đứng đầu các hàng phu nhân. Theo chế độ phong kiến, trong các vợ của vua có nhiều cấp bậc: vợ cả gọi là hoàng hậu, dưới hoàng hậu có ba người vợ nữa gọi là "phi" hoặc "phu nhân", v.v...

395 -nt-

396 Hoàng Trọng Chính, người đời Hậu Lê, làm đến Đốc đồng (theo lời Tựa của Phạm Thận Duật trong quyển Hưng Hóa ký lược ).

397 Người giữ việc biên chép giấy tờ sổ sách công.

398 Người giúp việc xét hỏi về các ngục tụng.

399 Chỉ việc Nguyên phi trông coi việc nước.

400 Bốn vị được phối hưởng trong khi cúng tế: Nhan tử, Tăng tử, Tử tư, Mạnh tử, đều là bậc hiền triết xưa của Trung Quốc, nối tiếp truyền tống đạo nho.

401 Bảy mươi hai người học trò của Khổng Tử đều có tiếng hiền tài.

402 Xem thêm Chb. III, 5.

403 Nguyên văn là "thủy liêm". Chế độ phong kiến, lúc vua nối ngôi còn bé, thì ở triều đường có buông bức mành, thái hậu ngồi trong mành, nghe quần thần tâu bày và quyết đoán chính sự trong nước. Vì theo lễ giáo phong kiến đàn bà không được ra triều đường, hội kiến quần thần, nên phải ngồi che khuất bằng tấm mành mành.

404 Chùa Pháp Vân (còn gọi là chùa Dâu) ở xã Khương Tự, huyện Siêu Loại, naylà xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Còn chùa Pháp Vũ (còn gọi là chùa Đậu) ở thôn Gia Phúc, huyện Thượng Phúc, nay là thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

405 Tục gọi là "tượng Tứ pháp": Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

406 Chức quan ở chính sảnh, có nhiệm vụ can gián, nói thẳng với nhà vua.

407 Chỉ lời bàn của Ngô Sĩ Liên về việc Lý Đạo Thành.

408 Trên chỗ lời bàn của Nguyễn Nghiễm, Cương mục có nêu hai chữ "ngự điểm", nghĩa là Tự Đức điểm những chấm son bên bài bàn của Nguyễn Nghiễm để tỏ ý tán thưởng.

409 Tức Tể tướng, nhưng được trọng hơn.

410 Nguyên văn là "tam trường".

411 Câu này nguyên văn Cương mục , không được sáng nghĩa, chúng tôi phải dựa theo Sử ký, Bản ký 3 , 13 mà dịch cho lọn.

412 Có hai thuyết: 1) Thứ thuyền dưới đáy có đặt đồ binh khí để chống loài giao long làm hại; 2) Thứ thuyền để chở đồ can qua, như giáo, mác, lá mộc,...

413 Bài hịch kể rõ tội ác của bên địch và nêu nghĩa vụ mình phải đi đánh dẹp để cứu dân.

414 Phép "Thanh miêu" do Vương An Thạch đặt: nhà nước bỏ tiền cho nông dân vay trong khi lúa hãy còn xanh, đến lúc được gặt thì phải trả và chịu lãi hai phân. Hàng năm, cứ tháng giêng cho vay thì mùa hạ phải trả, tháng năm cho vay thì mùa thu phải nộp.

415 Phép "trợ dịch" cũng do Vương An Thạch đặt: những nhà có con vị thành niên, hoặc con một, hoặc nhà đàn bà không có con, hoặc người ở chùa, hoặc người có quan chức, v.v... những người này trước kia không phải đóng góp làm tạm dịch, nay cũng đóng tiền "miễn dịch" theo với các người khác.

416 Bính Thìn (1076).

416 Quân lính của thiên tử.

417 Theo về với Nam triều.

418 Tên Lý Nhân Tông.

419 Tức là Quảng Nguyên. Thuận Châu là tên người Tống đổi gọi trong khi tạm chiếm Quảng Nguyên.

420 Khâm, Liêm, Ung.

421 Lý Nhân Tông năm Anh Vũ chiêu thắng thứ 6 (1081).

422 "Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng Nguyên" ( Đại Nam quốc sử diễn ca ).

423 Như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ.

424 Tiếng bầy tôi của chư hầu tự xưng đối với thiên tử.

425 Nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

426 Nô bộc làm ruộng.

427 Chức quan coi quản về việc đền chùa.

428 Thái sư, Thái bảo, Thái phó.

429 Thiếu sư, thiếu bảo, thiếu phó.

430 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

431 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

428 Năm lần xây dựng cung điện: - Cung Hợp Hoan dựng năm Quang Hựu thứ 6 (1090). - Đài Động Linh dựng năm Long Phù thứ 9 (1109). - Đài Chúng Tiên dựng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 1 (1120). - Đài Tử Tiêu dựng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 4 (1123). - Đài Uất La dựng năm Thiên Phù duệ vũ thứ 5 (1124).

429 Năm Tân Mùi, 1091.

430 Tức là Hội Tường đại khánh thứ 10 (Kỷ Hợi, 1119).

431 Năm Quý Mão, 1123.