1382 Lam Sơn nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

1383 Theo Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn thì Lê Lợi thọ 49 tuổi. Lê Lợi sinh năm Ất Sửu (1385), mất năm Quý Sửu (1483) thì thọ 49 tuổi, như Đại Việt Thông Sử ghi là đúng.

1384 Chủ Sơn: tên hương, sau đổi là thôn Thủy Chú, huyện Lôi Dương, nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

1385 Tức là ngày 19 tháng 9 năm 1385.

1386 Xem chú thích 3.

1387 Lạc Thủy: theo CMCB 13 thì Lạc Thủy thuộc huyện Cẩm Thủy sau này. Huyện Cẩm Thủy bấy giờ là huyện Lỗi Giang, ở phía hữu ngạn sông Mã, thuộc lưu vực sông Âm của huyện Lang Chánh ngày nay. Nhưng căn cứ vào địa bàn hoạt động của nghĩa quân năm này (1418), thì có lẽ Lạc Thủy ở đây là một địa điểm vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.

1388 Núi Chí Linh: tức là núi Pù Rinh, thuộc xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

1389 Tức núi Chí Linh.

1390 Mường Yên: tức là xã Yên Nhân, phía tây núi Pù Rinh (Chí Linh).

1391 Mường Một: hay Mường Mọt, sau là xã Bất Một, thuộc huyện Thường Xuân ngày nay.

1392 Châu Tĩnh Yên: thời thuộc Minh là đất tỉnh Quảnh Ninh ngày nay. Núi Tam Tri: tức núi Ba Chẽ.

1393 Hộ thiếp: như sổ hộ tịch, mỗi tấm hộ thiếp có ghi rõ họ tên, quê quán và số đinh trong mỗi hộ, có đánh số chữ ký hiệu và đóng một nửa phần dấu kiềm đề phòng khi khám nghiệm. Sổ hộ khẩu thì để ở Hộ bộ, còn hộ thiếp thì phát cho các hộ (theo Đại Minh hội điển).

1394 Nguyên văn: Phú dịch hoành sách, tức là quyển sách bìa vàng kê khai thuế khóa phu dịch. Theo Thông giám tập lãm, thì năm Hồng Vũ thứ 14 (1381) nhà Minh hạ chiếu bắt cả nước làm sổ "hoàng sách".

1395 Giáp thủ: là người đứng đầu một giáp (gồm 10 hộ), lý trưởng: người đứng đầu 1 lý (gồm 110 hộ).

1396 Nguyên văn: Lý trưởng, giáp thủ chu niên đồ dạng.

1397 Đồn Nga Lạc: ở gầnLam Sơn, thuộc vùng Bái Thượng ngày nay.

1398 Đà Sơn: tên sách, có lẽ cũng gần Lam Sơn.

1399 Mường Chánh (nguyên văn không có chữ "Mường"): huyện Lang Chánh sau này.

1400 Lư Sơn hay Lô Sơn: theo Thanh Hóa tỉnh chí thì Lư Sơn ở vùng giáp giới hai xã Trịnh Điện và Hựu Thủy thuộc châu Quan Hóa. Theo Đồng Khánh dư địa chí thì hai xã Trịnh Điện và Hựu Thủy thuộc tổng Hựu Thủy và động Lư Sơn là một danh thắng của châu Quan Hóa.

1401 Mường Thôi (nguyên văn không có chữ "Mường "): có lẽ là Man Xôi, ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, giáp Lào.

1402 Vu Sơn: có lẽ là Lư Sơn.

1403 Châu Ngọc Ma: thời thuộc Minh là phủ Ngọc Ma, thời Lê thuộc Nghệ An, thời Nguyễn đổi làm phủ Trấn Định, gồm các huyện Cam Môn, Cam Cát, Cam Linh.

1404 Thành Nghệ An: tại núi Thành, xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ngày nay.

1405 Lộ văn Luật: người huyện Thạch Thất, Hà Tây. Luật đầu hàng giặc, được giặc cho làm chỉ huy quân ở Nghệ An.

1406 Vùng phía nam tỉnh Hải Hưng ngày nay.

1407 Huyện Tân Minh sau đổi là Tiên Minh, nay là huyện Tiên Lăng, Hải Phòng.

1408 Thực ra các xứ đó vẫn còn những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ, đặc biệt cuộc đấu tranh của "

1409 Phật Tích và An Sầm: là hai hang núi thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Núi Phật Tích: còn gọi là núi Sài Sơn hay núi Thầy.

1410 Thương quan: là chức quan trông coi kho tàng.

1411 Huyện Thủy Đường: nay là huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

1412 Huyện Đan Ba: nay là huyện Đinh Lập, tỉnh Lạng Sơn.

1413 An Bang: là đất tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

1414 Thành Xương Giang: ở đất xã Thọ Vương, nay thuộc thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc.

1415 Đồn này ở ngã ba Tuần Vường tỉnh Nam Hà ngày nay.

1416 Kiến Xương: là vùng đất các huyện Vũ Thư, Kiến Xương tỉnh Thái Bình ngày nay.

1417 Bến Bổng: có lẽ nằm trên thượng lưu sông Chu.

1418 Mường Nanh: nay còn địa danh Mường Nang, tức là xã Thịnh Nang, huyện Lang Chánh. Mường Nanh có lẽ là đất ấy.

1419 Thi Lang: hay Bồ Thi Lang, là một địa điểm gần căn cứ của nghĩa quân lúc ấy.

1420 Ba Lẫm: tên sách, có lẽ là vùng Chiềng Lâm ở xã Điền Lư, thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

1421 Quan Du: sau đổi là châu Quan Hóa, nay là huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

1422 Sông Đáy: tức sông Tiểu Đáy ở tỉnh Tuyên Quang, nay thuộc tỉnh Hà Tuyên.

1423 Dương Cung: tức là Lê Ngã, Lê Ngã nổi lên đánh phá giặc Minh, tin truyền về triều đình nhà Minh, vua Minh ra lệnh lùng bắt rất nghiêm ngặt, bọn Lý Bân phải bày ra mưu này cho qua chuyện.

1424 Ý nói mọi người đều cùng một duộc với Hoàng Phúc.

1425 Trống đăng văn: trống để ở điện đình, ai có việc oan khuất thì đánh lên, trình bày nỗi oan để được xét lại.

1426 Ải Kình Lộng: tức là Ải Cỗ Lũng sau này, thuộc huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.

1427 Nguyên là núi Ứng ải, tức đèo Ống ở xã Thiết Ông, trên tả ngạn sông Mã.

1428 Đại Việt thông sử chép là 5 vạn quân và 100 thớt voi.

1429 Sách Thủy: bản dịch cũ cho là đất Hữu Thủy ở gần Lư Sơn.

1430 Sách Khôi: tức là Khôi huyện, thuộc trấn Thiên Quan, ở giữa hai huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

1431 "Tử Địa": tức là "đất chết", chỉ hoàn cảnh hiểm nghèo.

1432 Sổ tu tri: tức là sổ hộ tịch, ruộng đất, lương bổng của các nơi ở Giao Chỉ.

1433 Lưu quan: chỉ quan lại Trung Quốc do nhà Minh cử sang.

1434 Giặc Hồ: chỉ người Thát Đát A Lỗ Thái.

1435 Sông Du Mộc: ở huyện Đa Luận, tỉnh Sát Cáp Nhĩ.

1436 Đỉnh Hồ: theo truyền thuyết Trung Quốc: Hoàng đế đúc vạc ở chân núi Kinh Sơn, vạc đúc xong, liền cưỡi rồng bay đi. Chỗ ấy gọi là Đỉnh Hồ. Sau dùng chữ Đỉnh Hồ để chỉ vua chết.

1437 Tứ di: chỉ các nước xung quanh Trung Quốc hồi ấy.

1438 Đồn Đa Căng: có lẽ là Bất Căng, thuộc xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Đồn này nằm trên hữu ngạn sông Chu.

1439 Lam Sơn thực lục và Đại Việt thông sử chép là Nguyễn Hoa Anh.

1440 Bồ Lạp: là tên núi, cũng gọi là Bồ Cứ, Bồ Đắng, là một ngọn núi ở xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Nhân dân địa phương thường gọi là Bù Đờn và phía đông bắc có một bản nhỏ gọi là Bản Liệp. Vùng này nay thuộc xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

1441 Trang Trịnh Sơn: là Kẻ Trịnh, nay thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, cách thành Trà Lân (hay Trà Long) hơn 10 km.

1442 Châu Trà Lân: hay Trà Long, là đất huyện Con Cuông, Tương Dương, tỉnh Nghệ An ngày nay, đời Trần là đất Mật Châu, đời Nguyễn gọi là phủ Tương Dương.

1443 Đỗ Gia: nay là đất huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Gần xã Linh Cảm của huyện này có làng Đỗ Xá, có lẽ là nơi đóng quân của Lê Liệt.

1444 Khả Lưu: là tên một cửa ải xưa, ở phía bắc sông Lam, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

1445 Bồ Ải: Là một địa điểm ở về phía trên ải Khả Lưu, cách Khả Lưu không xa. Hiện nay, ở xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn,tỉnh Nghệ An có khe Ải đổ ra sông Lam và ngọn núi thấp ở đây cũng có người gọi là Bù Ải...Có lẽ đó là Bồ Ải xưa kia.

1446 Hương Đa Lôi: nay là Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

1447 Thành Diễn Châu: còn có tên là thành Trài, nay còn dấu vết ở xã Diễn Hồng, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách quốc lộ số 1 gần 400 mét về phía đông và cách Cửa Vạn 2 km.

1448 Thành Tây Đô: nay ở vào khoảng giữa hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

1449 Sông Bố Chánh: tức là sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.

1450 Tân Bình: tên phủ thời thuộc Minh, gồm dất các huyện Quảnh Trạch, Bố Trạch, Lệ Ninh, Tuyên Hóa, Bến Hải, tỉnh Quảng Bình ngày nay.

1451 Thuận Hóa: tên phủ thời thuộc Minh gồm đất các huyện Triệu Hải, Hương Điền, Hương Phú, Hương Hóa, Phú Lộc, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay.

1452 Đại thiên hành hóa: nghĩa là thay trời tiến hành việc giao hóa.

1453 Thiên Quan: vùng đất huyện Nho Quan cũ, nay thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình.

1454 Gia Hưng: gồm các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên tỉnh Sơn La, các huyện Thanh Sơn, Tam Thanh tỉnh Phú Thọ và huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình ngày nay.

1455 Quy Hóa: thuộc Yên Bái, Lào Cai ngày nay.

1456 Tam Đới: thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.

1457 Nguyên văn là Khoái Giang, sửa lại theo Đại Việt thông sử và Cương mục.

1458 Ninh Kiều: là vùng Ninh Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay. Đây là một vị trí trọng yếu và hiểm trở nằm trên đường thượng đạo từ Đông Quan vào Thiên Quan và Thanh Hóa.

1459 Ninh Giang: là đoạn sông Đáy chảy qua vùng Hà Tây, Nam Hà rồi theo sông Mỹ Đô chảy vào sông Hồng (đoạn Hoàng Giang).

1460 Chỉ Đông Đô.

1461 Cầu Xa Lộc: tục gọi là cầu Ròng Rọc ở gần làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

1462 Cầu Nhân Mục: tức là Cống Mọc ở xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm Hà Nội, cầu bắc qua sông Tô Lịch, trên đường từ Đông Quan đến Ninh Kiều.

1463 Minh sử chép là Viên Lượng.

1464 Thành Tam Giang: là trị sở của phủ Tam Giang, nằm ở phía bắc ngã ba Hạc, có thể là thành cổ Dục Mỹ, ở gần cầu Xa Lộc.

1465 Cầu Tây Dương: tức cầu Giấy, bắc qua sông Tô Lịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay.

1466 Bến Cổ Sở: tức bến Giá ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Tây ngày nay.

1467 Cầu Yên Quyết: tức là cống Cót ở Hạ Yên Quyết, gần Láng, Hà Nội ngày nay.

1468 Cầu Sa Đôi: cầu bắc ngang sông Nhuệ còn gọi là cầu Đôi ở phía tây xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm , Hà Nội.

1469 Cầu Thanh Oai: bắc qua sông Đỗ Động ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.

1470 Cổ Lãm: tức tổng Thắng Lãm, tên nôm là Sốm, nay gồm các xã Phú Lâm, Phú Cường, Văn Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

1471 Cầu Tam La:tức Ba La, còn gọi là Ba La Bông Đỏ, sát thị xã Hà Đông, trên đường đi Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

1472 Thanh Đàm: tức là Thanh Trì, trị sở huyện này xưa ở phía đông nam Văn Điển, Hà Nội ngày nay.

1473 Cao Bộ: tên nôm là làng Bụa, thuộc xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.

1474 Sông Yên Duyệt: ở làng Yên Duyệt, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.

1475 Tốt Động: tên nôm gọi là làng Rér. Đây là vùng đất thấp, lầy lội. Cánh đồng Tốt Động là đồng chiêm trũng, rất lầy lội.

1476 Chúc Động: cách Tốt Động 6km về phía đông bắc và ở ngay phía tây Ninh Kiều. Cả hai con đường từ Ninh Kiều đến Cao Bộ đều phải đi qua vùng Cbúc Động. Chúc Động nay là Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.

1477 Đoạn này Toàn thư viết rất khó hiểu. Xin ghi lại đoạn nói về trận đánh này của Cương mụd để tiện tham khảo: "Bắt được gián điệp của địch, ta biết Thông đã tiến đóng ở Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiền nhanh đến phía sau quân Triện, còn chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, thì các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại. Hồi canh năm đêm ấy, bọn Lễ sai quân bắn súng pháo ở nơi yếu hại để đánh lừa giặc. Giặc nghe súng nổ, đều đỗ xô đi chiếm lấy chỗ thuận lợi. Chúng lùa quân đi tắt vào. Bấy giờ trời mưa, đường lầy lội, chúng kéo đến Tốt Động, bị phục binh ta bốn bề nổi dậy. Quân ta hợp sức lại, hăng hái chiến đấu, cả phá dược quân giặc ". (CMCB 13, 28-29).

1478 Lũng Giang: tức là sông Đáy, còn gọi là sông Đại Lũng.

1479 Chuông Quy Điền: tương truyền được đúc từ đời nhà Lý, chuông để ở chùa Một Cột. Vạc Phổ Minh: là chiếc vạc lớn ở chùa Phổ Minh gần thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà. Chùa này làm vào năm Thiệu Long năm thứ 5 (1262).

1480 Lịch chính sóc: chính sóc là ngày mồng một tháng giêng Âm lịch. Ở đây chỉ lịch tính theo tuần trăng của nhà Minh.

1481 Tây Phù Liệt: thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.

1482 Sông Lô: bây giờ là sông Hồng. Đông Bộ Đầu: nay ở khoảng dốc Hàng Than, phía trên cầu Long Biên, Hà Nội.

1483 Đông Phù Liệt: tên xã, cũng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.

1484 Bốn đạo: 1-Tây Đạo gồm các trấn Tam Giang, Hưng Hóa, Tuyên Quang và Gia Hưng; 2-Đông Đạo gồm các lộ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách Thượng, Nam Sách Hạ và trấn An Bang; 3-Bắc Đạo gồm các lộ trấn Bắc Giang, Thái Nguyên; 4-Nam Đạo gồm các lộ Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương và Thiên Trường.

1485 Núi Không Lộ: ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Trên núi có chùa Lạc Lâm, xưa là nơi hóa thân của nhà sư Không Lộ.

1486 Vũ Ninh: sau là huyện Võ Giảng, nay thuộc đất Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

1487 Trần Phong: người huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, theo giặc MInh làm đến Đô ty.

1488 Lương Nhữ Hốt: theo giặc MInh làm đến Tham chính. Bọn Trần Phong, Nhữ Hốt sau được Lê Lợi tha chết , nhưng rồi lại mưu phản, cuối cùng đều bị giết.

1489 Thành Điêu Diêu: ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.

1490 Thành Thị Cầu: nay thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc.

1491 Thành Tam Giang: ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

1492 Thành Xương Giang: nay là thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

1493 Thành Khâu Ôn: là tỉnh lỵ Lạng Sơn ngày nay.

1494 Hoả thủ: như chức đội trưởng sau này.

1495 Tướng Minh giữ thành Nghệ An là Thái Phúc, giữ thành Diễn Châu là Tiết Tụ.

1496 Chiến bằng: là đài cao bằng gỗ dùng để đánh thành. Xe phần ôn: là loại xe để đánh thành, có 4 bánh, căng dây làm khung, che bằng da trâu, dươái có thể nấp được mười người, sắt, lửa, gỗ, đá không thể phá được. Xe phi mã: cũng là loại xe để đánh thành.

1497 Theo Bắc Ninh tỉnh chí, thì dinh Bồ Đề ở thôn Phú Hựu, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc ninh, nay thuộc xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

1498 Thành Chí Linh: lúc ấy quân Minh còn đóng giữ.

1499 Nguyên văn là "tự nguyện đăng thành" (tự nguyện lên thành), chúng tôi ngờ có lầm lẫn từ chữ "đăng tải" (khai báo) ra chữ "đăng thành" (lên thành).

1500 Cảo Động: tên xã, tức là Nhật Tảo, hay Xuân Bảo ở phía tây Hồ Tây, Hà Nội.

1501 Sau là huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên cũ nay thuộc huyện Kim Thi, tỉnh Hưng Yên.

1502 Chỉ Lê Lợi.

1503 Xem việc tháng 6, năm BÍnh Ngọ BK 10, 19b.

1504 Hoàng Mai: nay thuộc Hà Nội.

1505 Thao Tả truyện, Lỗ Hoàn Công năm thứ 11 và 13, Khuất Hà đánh được quân nước Vân ở Bồ Tao, cho mình là giỏi. Sau đánh nước La, khinh nước La nhỏ bé, không phòng bị, bị nước La đánh cho thua, phải tự tử.

1506 Lam Ấp: theo cương mục là Lam Sơn (CMCB12, 6b).

1507 Ải Lê Hoa: là một địa điểm ở ven sông Lô chảy qua vùng biên giới tỉnh Hà Tuyên và tỉnh Vân Nam Trung Quốc bây giờ.

1508 Tên hiệu của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.

1509 Nguyên văn: "sổ bách vạn" chổ này hẳn có nhầm lẫn. Có lẽ là "mấy trăm người".

1510 Tứ Hạo: bốn ông già ở ẩn trên núi Thượng Sơn đầu đời Hán là Đồng Viên công, Ý Quý Ly, Hạ Hoàng công và Dụng Lý tiên sinh.

1511 Tử Phòng: tức là Trương Lương, vốn là thần tử của nước Hàn, để trả thù cho vua Hàn bị Hạng Vũ giết, đã theo giúp Lưu Bang. Khi Lưu Bang đã thống nhất được Trung Quốc, Trương Lương bỏ đi ở ẩn.

1512 Nay là Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

1513 Túi kim ngư: túi cờ hình con cá bằng vàng.

1514 Xa Lộc, Xa Khát, Xa Bàn và Xa Điểm; đều là con Xa Tham (Theo CMCB 14, 15b).

1515 Quốc tinh: là họ vua, ở đây là họ Lê.

1516 Ải Pha Lũy: tức là cửa Nam Quan sau này, ngày nay là Hữu Nghị Quan.

1517 Thổ Khối: tên xã, ở tả ngạn sông Hồng, gần xã Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội.

1518 Nguyên văn: "Cùng binh độc vũ".

1519 Lê Triện đã hy sinh trong trận Cảo Động, huyện Từ Liêm, ngày 7 tháng 2 năm ấy, ở đây hẳn có sự lầm lỗi.

1520 Đê Vạn Xuân: tức đê Thanh Trì ngày nay.

1521 Nguyên văn: "Đại giang", tức sông Nhị.

1522 Chi Lăng: là ải hiểm trở nhất trên con đường từ Pha Lũy đến Đông Quan, cách Pha Lũy khoảng 60 km, thuộc xã Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.

1523 Ải Lưu: (nguyên văn thiếu chử Lưu) cũng là cửa ải trên đường từ Khâu Ôn đến Chi Lăng, nằm ở khoảng Lạng Nắc, hoặc trên đó không xa lắm, vùng giáp giới hai xã Nhân Lý và Sao Mai, huyện Chi Lăng ngày nay.

1524 Mã Yên: tên nôm là núi Yên ngựa, một hòn núi đá cao khoảng 40m so với mặt đất, chu vi 300m, nằm ở phía nam cánh đồng lầy lội, muốn qua phải bắc cầu mới đi được.

1525 Đây là trận phục kìch lớn xảy ra ở Cần Trạm, nay là vùng Kép và một số xóm phía tây nam xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc ngày nay.

1526 Trận ngày 28 tháng 9 (tức ngày 18 thánh 10) xảyra ở Phố cát là vùng đồi đất giữa Cần Trạm và Xương Giang, khoảng xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, Hà Bắc ngày nay. Trận này, Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

1527 Đoạn sông Thượng chảy qua vùng Xương Giang. Khi ấy, quân thủy bộ ta lợi dụng đoạn sông Thương này để bố trí bao vây địch ở mặt tây.

1528 Khu vực đóng quân của địch ở phía bắc thành Xương Giang, đó là một vùng đồng ruộng và xóm làng rộng lớn gồm xã Tân Dinh (thuộc huyện Lạng Giang, tỉnhHà Bắc ngày nay) và xung quanh, cách Xương Giang 3 km.

1529 Ải Bàng Quan: hay Nội Bàng, ở vùng Chũ, tỉnh Hà Bắc ngày nay.

1530 Trận này chỉ có một tên chủ sự Phan Hậu trốn thoát về nước (Theo Hoàng Minh thực lục).

1531 Nghĩa là "ngòi Nước Lạnh".

1532 Lãnh Câu và Đan Xá là hai địa điểm gần của ải Lê Hoa.

1533 Tức là Liễu Thăng.

1534 Sửa lại thành Xương Giang mới đúng.

1535 Niên Hiệu của Trần Cảo, tức năm Bính Ngọ. 1426.

1536 Tức là Yên Phụ, Hà Nội ngày nay.

1537 Chỉ lần xâm lược nước ta vào năm 1407.

1538 Chữ (vũ) là do hai chữ chỉ và qua hợp thành. "Chỉ qua": có nghĩa là "ngừng việc can qua". Những bọn quan lại hiếu chiến cho rằng như thế là "bất vũ" nghĩa là không anh hùng, không có uy vũ.

1539 Hương hộ: là những hộ tìm kiếm hương liệu.

1540 Tức bài Bình Ngô Đại cáo do Nguyễn Trãi soạn. Khi dịch bài này, chúng tôi đã tham khảo các bài dịch của Bùi Kỷ, Đào Duy Anh, Bùi Văn Nguyên, Vũ Khiêu.

1541 Do câu "điếu dân phạt tội" ở Kinh Thư, nghĩa là thương xót nhân dân, đánh kẻ có tội.

1542 Lưu cung: vua Nam Hán, sai con là Hoằng Thao đem quân sang xâm lược nước ta, bị Ngô Quyền đánh bại

1543 Triệu Tiết: viên tướng nhà Tống, sang xâm lược nước ta, bị Lý Thường Kiệt, đánh bại.

1544 Nguyên văn: Toa Đô bị bắt ở cửa Hàm Tử. Ô Mã bị giết ở sông Bạch Đằng, chúng tôi sửa một chút cho đúng sự thật lịch sử

1545 Dân đen, con đỏ: là chỉ nhân dân nói chung.

1546 Muốn tiến về đông: Nguyên văn là "dục đông", câu trong Hán thư. Khi Lưu Bang bị Hạn Vũ bắt vào Tây Thục, bực dọc nói: "ta cũng muốn tiến về đông, sao chịu ở mãi chốn này". Câu này ý nói nghĩa quân chỉ lăm lăm muốn tiến về Đông Đô (Hà Nội)

1547 Sử ký, Tín Lăng Quân truyện: Tín Lăng Quân người nước Nguỵ nhge tiếng Hầu Doanh là một hiền sĩ, đem xe đến đón, mình ngồi phía hữu, để trống chỗ bên tả cho Hầu Doanh. "Để dành phía tả" là có ý khao khát, tôn trọng người hiền.

1548 Nguyên văn: "Yết can vi kỳ", chữ trong Hán thư, ý nói cuộc khởi nghĩa có tính chất quần chúng rộng rãi.

1549 Manh lệ: manh chỉ dân thường, nông dân; lệ là những người bị lệ thuộc, như nô tỳ, Mạnh lệ là những người có thân phận hèn kém trong xã hội cũ.

1550 Nguyên văn: "Đầu lao tướng sĩ". Xưa có viên tướng giỏi, được biếu một bình rượu ngon liền đem rượu đổ xuống dòng sông bảo quân sĩ cùng uống để tỏ lòng đồng cam cộng khổ từ trên xuống dưới.

1551 Mưu phạt tâm công: đánh bằng mưu trí, đánh vào lòng người.

1552 Tuyên Đức: là niên hiệu của vua Tuyên Tông nhà Minh.

1553 Nguyên văn là "cùng binh độc vũ".

1554 Thạnh, Thăng: là Mộc Thạnh và Liễu Thăng.

1555 Bĩ rồi lại thái: qua thời kỳ gian khổ, đến thời kỳ vui sướng, tươi sáng.

1556 Kiến Trung: là niên hiệu của Thái Tông Trần Cảnh, Trần Cảnh lên ngôi năm Ất Dậu, 1225.

1557 Kiến Tân: Là niên hiệu Thiếu Đế Trần An. Trần An bị phế năm Canh Thân. 1400.

1558 Chữ Cảnh và chử An cùng có chử Hỏa ở dưới.

1559 Chỉ nhà Tiền Lê do Lê Hoàn sáng lập.

1560 Đại Lý: là tên một vương quốc trước đây ở Vân Nam, ở đây là chỉ vùng Vân Nam, Trung Quốc.

1561 Tóc dài, răng trắng: chỉ phong tục người Trung Quốc bấy giờ. Phong tục của ta thì tóc ngắn, nhuộm răng đen.

1562 Lưới Thang: vua Thang nhà Thương thấy người đánh lưới chim bủa vây cả bốn mặt, bèn cắt bỏ đi ba mặt, tỏ lòng nhân đức.

1563 Họ Hữu Miên trái mệnh, vua Thuấn cho múa mộc dưới thềm trong triều, được 7 tuần thì Hữu Miên quy phục.

1564 Tức sách Việt giám thông khảo 26 quyển của Vũ Quỳnh, sách này chép từ đời Hồng Bàng đến Mười hai sứ quân, làm phần Ngoại kỷ: từ Đinh Tiên Hoàng đến khi Lê Lợi đuổi được giặc Minh làm phần Bản kỷ.

1565 Hỏa thủ: chỉ huy, đội trưởng.

1566 Lũng Nhai: tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé, thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Tại đây, vào ngày đầu tháng 2 năm Bính Thân 1416 có một cuộc Hội thề lịch sử giữa Lê Lợi và 18 người đồng chí của ông. Những người có công lao khó nhọc ở Lũng Nhai chỉ những người đã tham gia khởi nghĩa buổi ban đầu.

1567 Bản Chính Hòa có ghi tên một người, nhưng ở bản chụp mà chúng tôi dịch, chữ này bị mờ không đọc được. Các bản in khác chỉ có tên Lê Lễ mà không có tên tên này. Theo CMCB 15, 3a thì người đó là Lê nghiễn.

1568 Cha đã chết gọi là "khảo', mẹ đã chết gọi là "tỷ".

1569 Thủ tiễn: tên ném bằng tay, cũng gọi là phiêu.

1570 Sao quân, sao đội: là người giữ việc biên chép trong 1 quân, 1 đội.

1571 Chỉ việc không tìm được người họ Trần. Trong biểu cầu phong, Lê Lợi nói là đã tìm khắp mọi nơi, nhưng không còn một người họ Trần nào để lập.

1572 Nguyên văn là "định ngũ ngũ", hẳn là do khắc in sai.

1573 nguyên văn là "quan tỳ", sửa lại theo Minh sử.

1574 Vua Minh trả lời là người con gái đã bị chết vì bệnh đậu mùa.

1575 Ngôn quan: Chỉ các quan giữ trách nhiệm khuyên can vua và đàn hặc các quan.

1576 Tháng 2 này còn có việc bắt giết Trần Nguyên Hãn (xem CMCB 15, 20a).

1577 Năm Thuận Thiên thứ 1, mùa hạ, tháng 4, có ghi sự kiện: "Sông Nhị nảy vàng ròng". Có lẽ ở đây nói tới số vàng đó.

1578 CMCB 15, 23 ghi rõ là mở khoa Minh kinh.

1579 Quy chế đồng tiền, nguyên văn là "tiền pháp".

1580 Nguyên văn là "sao".

1581 Nguyên văn là "tiền".

1582 Mao Toại: người đời Chiền Quốc, gia khách của Bình Nguyên Quân, ngày thường cũng như mọi người, không lộ chút tài năng gì. Khi nước Ttriệu bị nước Tần đánh, Mao Toại tự tiến cử mình, xin cùng đi với Bình Nguyên Quân sang cầu cứu nước Sở. Kết quả là nhờ có Mao Toại thuyết phục được vau Sở, nênlời giao ước "hợp tụng" để chống quân Tần được thực hiện.

1583 Nịnh Thích: Người nước Vệ, nhà nghèo phải đi đẩy xe thuê. Một hôm, thấy Tề Hoàn Công đi qua, Nịnh Thích gõ vào sừng trâu mà hát, Hoàn Công cho là lạ, đưa về cho làm thượng khách, sau có nhiều công lao, được phong tới Tướng quốc.

1584 Nguyên văn là "thiếp" cũng như giấy chứng thực ngày nay.

1585 Nghĩa là tạm coi công việc của nước An Nam.

1586 Theo CMCB 15, 28a, thì chỉ bắt được Nông Đắc Thái, còn Bế Khắc Thiệu bỏ chạy rồi chết.

1587 CMCB 15, 29a dẫn Hội diễn của nhà Minh nói rằng: lệ cống gồm có các

1588 Cuối năm này có việc giết Thái úy Phạm Văn Xảo, một khai quốc công thần rất có uy vọng.

1589 Châu Mường Lễ: trước là châu Ninh Viền, sau đổi là châu Phục Lễ, là vùng đất tỉnh Lai Châu ngày nay.

1590 Châu Phục Lễ: xem chú thích trên.

1591 Về việc đánh châu Phục Lễ, Cương mục chép vào tháng 12 năm Tân Hợi (1413) và tháng giêng năm Nhâm Tý (1432), tháng 3 rút quân về, tháng 11, Đèo Cát Hãn xin hàng (CMCB 15, 30). Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn cũng chép như vậy. Điều đó phù hợp với bài thơ của Lê Lợi khắc ở Pú Huỗi vào mùa đông năm Tân Hợi (1431) và bài thơ lúc trở về khắc ở Thác Bờ vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1432).

1592 Theo Lam Sơn thực lục, lực lượng ban đầu có 35 quan võ, một số quan văn, 200 thiết kỵ, 200 nghĩa sĩ, 14 thớt voi và số người tham gia, tất cả độ 2.000 người.

1593 Tức là đến khi Lê Lợi mất.

1594 Tức bài Văn bia Vĩnh Lăng, nói về sự nghiệp khởi binh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập của Lê Lợi. Bài văn này, Nguyễn Trãi soạn vào tháng 10 năm Quý Sửu (1438) đặt ở Vĩnh Lăng, nơi chôn Lê Lợi.

1595 Cương mục, dẫn Hoàng Việt dư địa chí, nói rằng điện này ở xã Lam Sơn,huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hóa, nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (CMCB 15, 33a).