719 Sau là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.

720 Tức năm 1218

721 Vùng đất của tỉnh Bắc Ninh.

722 Vùng đất phía tây bắc và phía nam tỉnh Hải Dương

723 Vùng đất huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

724 Bản chữ Hán chép Nguyên hậu, là đã nhầm chữ Quân thành chữ Hậu. Nguyên Quân tức là vua Trần Thuận Tông, sau khi nhường ngôi cho thái tử Án (Thiếu Đế), xưng vương là Thái Thượng Quân Hoàng Đế, thường được gọi là Nguyên Quân. Xem BK7.

725 Chỉ việc Trẫn Thủ Độ đã giết Huệ Tông lại lấy hoàng hậu của nhà vua

726 Tỉnh bách: có người đọc là "tỉnh mạch". Ở Trung Quốc, từ đỡi Ngũ Đại về sau, lấy 77 làm 100, gọi là "tỉnh bách" ( nghĩa là 100 thiếu, hay 100 bớt ).

727 Núi Đồng Cổ: vốn ở THanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong. Đời Lý, các vua cho rằng thẫn núi Đồng Cỏ đã có công giúp Thái Tông đánh thắng Chiêm Thành, sau lại thác mộng báo cho biết âm mưu làm phản của ba vương Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh, nên đã dựng đền thờ trong đại nội, bên hữu chùa ThánhThọ. Hằng năm các quan phải đến thề ở đền để tỏ lòng trung thành với nhà vua. Nhà Trần cũng theo lệ ấy. (Xem Việt điện u linh, xem thêm BK2)

728 Oa Khoát Đài : hay Oát Ca Đài (đời Thanh đổi gọi là Ngạc Cách đức Y) là phiên âm tên vua Mông Cổ Ô-gô-đây là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn, Thiết Mộc Chân (Têmugin), lên ngôi năm 1228.

729 Trấn binh của kinh đô, chuyên việc phòng vệ, canh gác.

730 CMCB6 chú là chức kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Thực ra, Bình bạc ty (năm 1265 đổi thành đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn) là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó.

731 CMCB6 chú là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là tỉnh Gia), tỉnh Thanh Hóa.

732 Sau là huyện Nam Chân, Nam Trực, tương với huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam ngày nay.

733 CMCB6 chú là thuộc huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

734 Vùng huyện Tiên Hưng cũ, nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

735 Chiêu lang: lăng của Trần Thái Tông, Dụ lăng: lăng của Trần Thánh Tông, Đức lăng: lăng của Trần Nhân Tông.

736 Nghi đồng tam ty: nghĩa là nghi thức ngang với nghi thức của tam ty hay tam công. Bình chương sự: nghĩa là xếp đặt cho tốt đẹp, chỉ chức tể tướng. Đồng bình chương sự: nghĩa là ngang với tể tướng.

737 Theo Thiền Tông chỉ nam tự trong Khóa hư lục thì Trần Thát Tông trốn khỏi kinh thành vào đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236) và lên đến đỉnh Yên Tử vào ngày mồng 6 tháng 4 năm ấy. Như vậy là Toàn Thư chép sự việc này muộn hơn một năm

738 Thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

739 CMCB6 chép là phường Thịnh Quang có ô Chợ Dừa ở phía nam Hà Nội nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

740 Tức tiền xét án.

741 Trại Vĩnh An của Tống thuộc đất châu Khâm, giáp với vùng Móng Cái, Quảng Ninh của ta. Trại Vĩnh Bình của Tống thuộc đất châu Ung, giáp với vùng Lộc Bình, Lạng Sơn của ta.

742 CMCB6 chép danh sách 12 lộ là Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu. Danh sách này chưa hẳn đúng và đủ tên các lộ thời Trần. An Nam chí lược của Lê Trắc đưa ra một danh sách 15 lộ, nhưng chỉ có 6 lộ là có tên trong danh sách của Cương mục.

743 Xem sự việc chép về năm Mậu Tý (1228) ở trên.

744 Phủ Kiến Hưng: hay phủ Nghĩa Hưng đời Lê là gồm đất 3 huyện: Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản, tỉnh Nam Hà ngày nay. Từ đời Lý đã có hành cung ở Ứng Phong, có lẽ ở trong đất huyện Ý Yên.

745 Đê Thanh Đàm: nay là đê Thanh Trì.

746 Quý Do tức hãn Mông Cổ Guyuk. Vì các bản khắc Toàn thư bị sứt chữ hay in không rõ, nên chữ Do ở đây dễ bị đọc nhầm thành chữ Diền (Bản dịch cũ, tậ II, 1971, tr.20).

747 Bản dịch cũ (tập II, 1971, tr.285) chú thích Tứ thiên là 4 vệ Thanh dực, Tứ thần là 4 vệ Thần sách. Nhưng theo các quân hiệu được chép ở đây thì lại có thể nghĩ rằng: Tứ thiên là 2 vệ (tả và hữu) của quân Thiên thuộc và 2 vệ của quân Thiên Chương; Tứ thánh là 2 vệ của quân Thánh dực và 2 vệ của quân Chương thánh; Tứ thần là 2 vệ của quân Thần sách và 2 vệ củ quân Củng thần. Chú ý là đời Trần chỉ thấy nói đến các quân tả và hữu, chứ không gặp các quân tiền và hậu.

748 Vùng tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.

749 Gồm phần lớn tỉnh Thái Bình ngày nay.

750 Vùng tây Hải Dương.

751 Vùng nam Hưng Yên.

752 Vùng tỉnh Ninh Bình.

753 Vùng nam Thái Bình ngày nay.

754 Tức là đội chèo thuyền, thuỷ thủ của thuyền trên.

755 Tam khôi: là ba bậc đõ đầu gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.

756 CMCB6 chép là sông Bà Mã. Nguyên văn: "Bà Lễ giang", có lẽ là sông Bà Mã và sông lễ gọi tắt. Bà Mã tu'c sông Mã ở Thanh Hóa, còn sông Lễ thì Cương mục chú là sông Mã, nhưng có lẽ là sông Chu.

757 Núi Chiêu Bạc: Bản dịch cũ chú có lẽ là núi Chiếu Bạch (hiện có sông Chiếu Bạch) ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

758 Nguyên văn là "quốc gia", ngờ là bản in nhầm. Vì 'quan gia " là tiếng để gọi vua đời Trần, thường hay gặp. Chưa có sách nào gọi vua là "quốc gia". Chúng tôi sửa lại.

759 Nguyên văn là "trần hợp kế đồ", có người hiểu "đồ" theo nghĩa Nôm là "đồ đạc". CMCb6 chép là "bày đồ quý báo".

760 Tức phủ Ứng Hoa đời sau, tương ứng với các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.

761 Chỉ 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử (Thất thập nhị hiền).

762 Nguyên văn chử Hán là "quan điiền".

763 CMCB6 chú Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng).

764 Trại Quy Hóa: thời Trần gồm đất tỉnh Yên Bái, phần hữu ngạn sông Hồng và đất các huyện sông Thao, Thanh Hòa và Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú hiện nay.

765 Tên Mông Cổ là Uy-ry-ang-kha-đai (Uriyangqadai), có sách phiên âm là Ngột Lương Hợp Thai hay Ngột Lương Cáp Thai.

766 Có lẽ là chổ sông Cà Lồ gặp quốc lộ số 2, tức là vùng gần Hương Canh, huyện BÌnh Xuyên (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú).

767 Nguyên văn: "Khuyến đế trú dịch thị chiến". "Trú dịch" nghĩa là "ở lại dịch trạm", dùng ở đây không phù hợp. Chúng tôi ngờ rằng đó là hai chữ "trú tất" có nghĩa là "dừng lại", "dừng xe ngự", một kiểu nói đối với vua. Chữ tất đã bị chép lầm thành chữ dịch do dạng chữ gần giống nhau.

768 Thời Trần, gọi đoạn sông Hồng từ Bạch Hạc trở xuống là sông Lô.

769 Sông Thiên Mạc: theo Cương mục là khúc sông Hồng chảy qua vùng bãi Mạn Trù, nay thuộc xã Tân Châu, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

770 'Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống. Bấy giờ nhà Tống còn giữ miền nam nước Tống.

771 Du binh: Cánh quân nhỏ có nhiệm vụ tuần tra hay đột kích cũng gọi là du ky.

772 Khúc sông Hồng ở phía trên Nam Định, khoảng ngã ba Tuần Vường.

773 Theo Tả truyện, Dương Châm là người đánh xe cho hoa Nguyên nước Tống. Tống và trịnh sắp đánh nhau, Hoa Nguyên làm thịt dê cho binh sĩ ăn, nhưng không cho Dương Châm dự. Khi đánh nhau, Dương Châm nói: Thịt dê hôm trứơc là quyền ở ngoài, đánh nhau hôm nay là việc của tôi, rối đánh xe chạy theo quân Trịnh, nước Tống do vậy bị thua. Chữ "Trịnh" ở Toàn thư phải sửa là chữ "Tống".

774 Trong Bát quái, quẻ Càn chỉ cha, quẻ Chấn chỉ con trưởng.

775 Đúng ra là Thái Tông nhường ngôi.

776Tam muội : (hay Tam ma địa, Tam ma đế...) là phiên âm tiếng Phạn Samàdhi, có nghĩa là tập trung tư tưởng cao độ, được coi là thiền định (dhyàna) ở bậc cao. Theo Phật giáo, đạt được phép Tam muội thì lìa dứt được mọi tạp niệm, tà đoan, tâm linh không còn bị xao động nữa.

777Nhất thừa : tiếng Phạn là ekayàna, có nghĩa là "cỗ xe duy nhất". Phật giáo quan niệm giáo pháp của mình là cỗ xe duy nhất có thể chở người ta đến Nát Bàn. Ở đây có nghĩa là giáo lý của nhà Phật.

778 Theo truyền thyết Trung Quốc, Đại Vũ thay Cổn trị thủy, đến Đồ Sơn, gặp người con gái biến thànnh con cáo trắng 9 đuôi, Vũ lấy người đó. Người con gái Đồ Sơn đã giúp Vũ hoàn thành công việc trị thủy. Sau Vũ được vua Thuấn truyền ngôi, trở thành ôn g vua đầu tiên của nhà Hạ.

779 Tên Mông Cổ là Khu-bi-lai (Qubilai), thư tịch Trung Quốc phiên âm là Hốt Tất Liệt hay Hốt Tất Lai. Hốt Tất Liệt lên ngôi năm 1260, miếu hiệu là Nguyên Thế Tổ, niên hiệu là Trung Thống.

780 Đây là nội dung tóm tắt tờ chiếu thư của Hốt Tất Liệt. Nguyên văm xem An Nam chí lược , quyển 2, phần Đại Nguyên chiếu thế.

781 Bản khắc Toàn thư đã khắc nhầm chử Đại? thành chử Thiên?. Đại Định là niên hiệu của Dương Nhật Lễ. Dương Nhật Lễ là con người phường chèo, cướp ngôi nhà Trần (1369), các vương hầu tôn thất nhà Trần đem quân dàn các nơi đón Trần Phủ (Trần Nghệ Tông) từ trấn Đà Giang về kinh đô giành lại ngôi vau cho nhà Trần.

782Thi Kinh, Tiểu nhã có câu: "Tông Tử duy thành" thường được hiểu với ý nghĩa là người tôn thất như bức thành bảo vệ triều đình, ý nói vương hầu tôn thất nhà Trần là bức tường thành bảo vệ ngai vàng vua Trần.

783 Quan chức đời xưa, mỗi cấp bậc chia làm nhiều tư, đủ số tư nhất định thì thăng một cấp.

784 Nguyên văn: "Bạch Hạc giang cửu phù sa", chưa rõ nghĩa, tạm dịch như trên.

785Mã Hợp Bộ : là phiên âm của Mahmud (Ma-hơ-mút), một tín đồ HồI giáo làm quan cho Hốt Tất Liệt.

786 Thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

787 Câu đương: chức dịch trong xã, giữ việc bắt bớ, giải tống.

788 Nậu Lạt Đinh là phiên âm từ Nu-rát-Din (Nurad-Din), một tín đồ Hồi Giáo làm quan cho nhà Nguyên, Nguyên sử phiên âm là Nột Lạt Đinh.

789 Trước lần xâm lược Đại Việt năm 1258, nhà Nguyên sai sứ sang doạ nạt, yêu sách. Nhà Trần đã bắt giam bọn chúng.

790 Chỉ lần tiến quân xâm lược Đại Việt năm 1258 của quân Nguyên do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.

791 Phả hệ của Hoàng gia gọi là "ngọc diệp".

792 Cành vàng lá ngọc, chỉ dòng dõi quyền quí. Ở đây là dòng dõi nhà vua.

793 Tức là đồ dẫn về tang phục theo 5 bậc, ứng với quan hệ gần xa đối với người chết.

794 Nguyên sử, q.209 chép việc này vào tháng 9 năm Chí Nguyên năm thứ 4 (1267).

795 Tức Hốt Lung Hải Nha trong Nguyên sử, phiên âm từ tiếng M

796 Phiên âm từ tiếng Mông Cổ U-ry-ang (Uriyang).

797 Nguyên văn chép: "Khiển Đồng Từ Đỗ Dã Mộc như Nguyên". Có người hiểu là sai đồng tử (tức trẻ con) tên là Đỗ Dã Mộc sang Nguyên (Bản dịch cũ q.II, 1971, tr.42 và tr.290). Nhưng An Nam chí lược q.14, chép rõ: "Sai đại phu Đồng Tử Dã, Đỗ Mộc Cống".

798 Lời chú Bản dịch cũ (q.II, 1971, tr.209) ngờ rằng tên Hồi Kê ? là Hồi Cốt ?). Hồi Cốt hay Hồi Hột, Hồi Hoạn là dân tộc Uigur ở Tân Cương. Chắn người Tống nhận mình là người Hồi Hột để tránh quân Nguyên.

799 Tức thái tử.

800 Trừ cung: cũng là thái tử. Trừ cung giáo thụ là chức thày học của thái tử.

801 Tức nhật thực toàn phần.

802 An Nam chí lược chép: "...sai đại phu Lê Khắc Phục, Lê Văn Túy đi cống". Nguyên sử chép: "...sai Lê Khắc Phục, Văn Túy vào cống". Lê Túy Kim chắc là Lê Văn Túy.

803 Tức Kha-xa Kha-y-a (Qasar Qaya), tên này được Hốt Tất Liệt cử làm Đạt lỗ hoa xích ở Đại Việt từ tháng 3 năm 1275. Toàn thư chép lầm 1 năm.Yêu sách 6 điểm của Hốt Tất Liệt là: quân trưởng phải vào chầu, con em phải làm con tin, kê sổ hộ khẩu, thu nộp thuế má, điều động quân giúp việc binh, đặt chức Đạt lỗ hoa xích để thống trị (Theo an Nam chí lược q.2, Đại Nguyên chiếu chế).

804 CMCB7 chú là động Man ở phủ lộ Bố Chính, tức vùng Quảng Bình ngày nay.

805 Thái Tông nhà Đường tên là Lý Thế Dân, sau khi cha là Lý Cao Tổ chết, Thế Dân đem quân phục ở cửa Huyền Vũ, giết hai người anh là Kiến Thành và Nguyên Cát để đoạt ngôi vua.

806 Yên Sinh: là thực thấp của Trần Liễu, sau khi Liễu nổi loạn chống lại Trần Thái Tông. Khi Trần Liễu chết, được truy phong tước vương, nhân đất phong mà gọi là Yên Sinh Vương.

807 Chỉ Khổng giáo hay Nho giáo.

808 Nguyên sử chép là Sài Thung, hai chữ Thung và Xuân gần giống như nhau nên dễ lẫn. Trước đây, các sứ bộ của Đại Việt và Mông Cổ đều đi qua đường Côn Minh (Vân Nam). Lần này, bọn Sài Thung đi thằng từ Giang Lăng (Hồ Bắc), qua Ung Châu (Quảng Tây) để vào nước ta, nên Toàn thư mới nói là đi theo đường Hồ Quảng về nước.

809 Nguyên sử chép là Trịnh Quốc Toản.

810 Thượng hoàng Thái Tông và vua Thánh Tông.

811 Nhai Sơn: ở phía nam huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

812 Chỉ quân xâm lược Nguyên Mông 3 lần sang đánh nước Đại Việt vào các năm 1258,1285, 1288 và đều bị thất bại.

813 An Nam chí lược và Nguyên sử chép là: ... phong Di Ái làm An Nam Quốc Vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư...

814 Bản dịch cũ (tập II, 1967. tr.47) in nhầm là 5.000 quân.

815 Từc Trần Di Ái

816 Có lẽ lả đạo quân Tống lưu vong do nhà Trần thu nạp.

817 Tức Lạng Sơn.

818 Toa Đô: tên Mông Cổ là Xôghetu (Sôgatu). Thực ra Toa Đô mang 5.000 quân đi đường thủy từ Quảng Châu đánh Chiêm Thành từ tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1282), còn kẻ chỉ huy 50 vạn quân Nguyên xâm lược Đại Việt là Thoát Hoan và Lý Hải Nha.

819 Tức sông Hồng.

820 Hán Dũ: tên tự là Thối Chi, người Nam Dương, Trịnh Châu đời Đường, có tài văn thơ. Tương truyền rằng: Khi làm quan ở Triệu Châu, thấy nơi đó có nhiều cá sấu, Hàn Dũ làm bài văn tế cá sấu ném xuống nước, cá sấu liền bỏ đi hết.

821 Đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Hưng ngày nay.

822 Vũng Trần Xá: (Trần Xá loan), có lẽ là chổ hợp lưu hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Chỗ này về sau vẫn còn xã Trần Xá.

823 Thiên tử nghĩa nam: con nuôi của vua.

824 KHông có tên thái tử Nguyên nào là A Thai. Cương mục q.7 cho là do sử của ta lầm. Trong cuộc chiến tranh này, tướng chỉ huy của quân Nguyên là Thoát Hoan và A Lý Hải Nha.

825 A Lạt: hay A Lý Hải Nha, là phiên âm tên quan Bình chương nhà Nguyên A-ríc Kha-y-a (Ariq-Qaya). Toàn thư có chỗ lầm thành hai người.

826 Hồ Quảng: gồm Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay. Nhà Nguyên đặt Hồ Quảng hành trung thư tỉnh, gọi tắt là hành tỉnh Hồ Quảng để thống trị khu vực đất đai nói trên và phụ trách việc thôn tính các nước Đông Nam Á, cũng gọi là hành tỉnh Kinh Hồ hoặc là hành tỉnh Kinh Hồ-Chiêm Thành

827 Xã Đàn: tức Xã tắc đàn là nơi vua chúa phong kiến tế lễ thần đất và thần mùa màng ngày xưa, đắp bằng đất, có 2 bậc, nên gọi là "đàn".

828 Đông Bộ Đầu: tức bến sông Hồng phía trên cầu cầu Long Biên gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay.

829 Hành tỉnh Kinh Hồ cũng là hành tỉnh Hồ Quảng: xem chú thích về Hồ Quảng ở BK5, 43b.

830 Theo An Nam chí lược và Nguyên sử, Trần Phủ tức Trần Khiêm Phủ, tước trung đại phu.

831 Tên Mông Cổ là Tô-gan (Toghan), thư tịch Trung Quốc phiêm âm là Thoát Hoan, là con của Hốt Tất Liệt.

832 Ở đây Toàn thư nhầm, A Lạt và A Lý Hải Nha chỉ là một người, tức Ariq-Qaya.

833 Ải Nội Bàng: vùng Chũ, tỉnh Hà Bắc ngày nay, nơi đóng bản doanh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

834 Ải Chi Lăng: thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.

835 Vạn Kiếp: nay là vùng Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng.

836 Hải Đông: Chỉ chung vùng Hải Dương cũ (nay thộc tỉnh Hải Hưng) và Hải Phòng hiện nay.

837 Vân Trà, Ba Điểm: là hai hương thuộc lộ Hải Đông bấy giờ. Hương Vân Trà hay Trà Hương là vùng Kim Thành, tỉnh Hải Hưng ngày nay.

838 "Chuyện cũ Cối Kê": là chuyện Câu Tiễn, vua nước Việt thời Chiến Quốc, đánh nhau với nước Ngô, chỉ còn một ngàn quân lui giữ Cối Kê, mà sau đánh bại Ngô Phù Sai, khôi phục được đất nước.

839 Hoan, Diễn: chỉ vùng Nghệ Tỉnh ngày nay.

840 Bàng Hà: đất huyện Thanh Hà cũ nay thuộc huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng và huyện Tiên Lăng, Hải Phòng.

841 Na Sầm: tức Na Ngạn, thuộc đất huyện Lục Ngàn, tỉnh Hà Bắc ngày nay.

842 Long Nhãn: nay thuộn Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc.

843 Dã Tượng: nghĩa là voi rừng, Yết Kiêu: là tên loài chó săn ngắn mõm. Dùng tên thú đặt cho người, nói lên địa vị làm "nô" thấp kém của họ. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đời Trần, các nô tỳ có một vai trò rất lớn.

844 Bãi Tân: là một địa điểm trên sông Lục Nam.

845 Bắc Giang: tức là vùng đất tỉnh Bắc Ninh cũ, nay thuộc tỉnh Hà Bắc.

846 Ô Mã Nhi: phiên âm từ tên Hồi giáo Omar.

847 Núi Phả Lại: tức là núi ở xã Phả Lại, cạnh sông Lục Đầu, đối diện với thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng.

848 Thực ra, ngày mồng 6 tháng giêng mới chỉ là ngày Ô Mã Nhi đánh vào phòng tuyến sông Bình Than. Mãi đến ngàu mồng 9 (14-2- 1258), sau trận thủy chiến lớn, quân ta mới rút.

849 Vũ Ninh: sau là Võ Giàng, nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

850 Đông Ngàn: tức là huyện Từ Sơn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnhBắc Ninh.

851 Thát: tức là Thát Đát, phiên âm từ Ta-ta (Tatar hay Tarta) chỉ người Mông Cổ. Sát Thát nghĩa là giết giặc Thát Đát.

852 Ngựa kỳ, ngựa ký: chỉ những loại ngựa quý, ngựa tốt.

853 Hàn Tín: là tướng của Hán Cao Tổ, muốn đánh nước Yên, theo kế của Lý Tả Xa viết thư dụ trước, quả nhiên nước Yên đầu hàng.

854 Chích: Là một tên cướp sừng sỏ trong truyền thuyết Trung Quốc.

855 Nghiêu: Là vị hoàng đế lý tưởng trong truyền thuyết Trung Quốc.

856 Cánh quân do Toa Đô chỉ huy, được lệnh từ Chiêm Thành, đánh chiếm các châu lộ phía nam của ta, rối tiến ra bắc, phối hợp với các đạo quân của Thoát Hoan bao vây tiêu diệt vua tôi và quân đội nhà Trần.

857 Trần Kiện vốn có hiềm khích vơí hoàng tử Đức Việp. Khi giặc Nguyên sang, Kiện được lệnh đóng giữ Thanh Hóa, Toa Đô tiến ra Thanh Hóa, Kiện đem bọn liêu thuộc đầu hàng giặc.

858 Yên KInh: tức kinh đô nhà Nguyên.

859 Lạng Giang: tức Lạng Sơn ngày nay.

860 Trại Ma Lục: Ở Chi L:ăng thuộc châu Lạng Giang thời đó, nay là tỉng Lạng Sơn.

861 Tam Trĩ nguyên: là sông Ba Chẽ, ở huyện Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh.

862 Ngọc Sơn: tên mũi biển thuộc châu Vạn Ninh tỉnh Quảng Yên đời sau, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

863 Chỉ việc Thái Tông cướp vợ của Yên Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ Hưng Đạo Vương.

864 Lời hào cửu tứ, quẻ Tùy của Kinh dịch: "hữu phu, tại đạo, dĩ minh, bà cửu", nghĩa là: "Thành thực, phải đạo, sáng suốt sử trí thì sao có lỗi".

865 Thủy Chú: có lẽ ở vào khoảng huyện lỵ Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

866 Sông Nam Triệu: thời bấy giờ là con sông từ ngã ba Nam Triệu nay là xã Vũ Yên, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng chảy ra biển.

867 Cửa biển Đại Bàng nay là cửa Văn Úc thuộc huyện Kiến An, Hải Phòng. Biển Đại Bàng là vùng biển ngoài cửa Văn Úc.

868 Lão Qua: tức nước Lào ngày nay.

869 Các sử tịch Trung Quốc đều chép là Toa Đô xuất phát từ Quảng Châu theo đường biển tiến đánh Chiêm Thành vào tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1282).

870 Ô Lý: tức vùng nam tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay.

871 Châu Hoan: là vùng Nghệ Tỉnh ngày nay, Châu Ái: là tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

872 Tây Kết: ở ven sông Hồng, khoảng thôn Đông Kết, xã Đông Bình, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Ngày nay, thôn này cách sông Hồng 3km, đất bãi (tức bãi Mạn Trù, nay thhuộc xã Tân Châu), nhưng xưa kia sông kề thôn.

873 Hàm Tử Quan: ở xã Hàm Tử, huyện Châu Giang, Hải Hưng bên sông Hồng.

874 Thát: tức Thát Đát, xem chú thích 6, tr.50. Ở đây chỉ quân Tống tham gia hàng ngũ chiến đấu của Nhật Duật.

875 Trường Yên: vùng đất tỉnh Ninh BÌnh.

876 Chương Dương: theo CMCB7 thì Chương Dương là tên bến. Nay ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Sơn Bình còn có tên xã Chương Dương ở ven sông Hồng.

877 Sông Lô: tức sông Hồng.

878 Phù Ninh: thuộc tỉnh Phú Thọ. Cánh quân giặc đến Phù Ninh hẳn là cánh quân rút chạy về Vân Nam.

879 Động Cự Đà: có lẽ thuộc xã Tử Đà, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Theo thần tích địa phương thì Hà Đặc là người xã Tử Đà.

880 Đại Mang Bộ: là tên bến trên sông Hồng, chưa rõ ở đâu.

881 Có tài liệu ghi là Toa Đô phóng ngựa rơi xuống nước chết (An Nam chí lược), lại có tài liệu ghi là Toa Đô chết ở sông Cầu (Nguyên sử)

882 Toa Đô xuất phát từ Quảng Châu để đánh Chiêm Thành từ năm 1282, đến khi đánh bại, bị chém đầu ở trận Tây Kết năm 1285, tức là đã 3 năm.

883 Phiên âm từ tiếng Mông Cổ Kha-xa Kha-ya (Qasar - Qaya).

884 Tên MÔng Cổ là A-gu-rúc-tri (Auruyvci).

885 Chỉ Lý Hằng và Lý Quán bị chết trong cuộc chiến tranh 1285.

886 Quân Hán Nam: là quân người Hán ở nam Trung Quốc, trong khu vực đất nhà Nam Tống cũ, thư tịch Trung Quốc đời Nguyên thường gọi là quân tân phụ.

887 Tức bốn châu Nhai, Quỳnh, Đạm, Vạn trên đảo Hải Nam.

888 Thạch: là đơn vị đo lường thời xưa, mỗi thạch có 10 đấu.

889 Bồ Kiên: là vua tiền Tần (một nước do tộc Đê lập nên ở bắc Trung Quốc) đem 100 vạn quân đánh Đông Tấn (Hán tộc), bị các tướng Tấn như Tạ Thạch, Tạ Huyền đánh tan tác trong trận Phì Thủy nổi tiếng. Bồ Kiên sau trận này chỉ còn mười vạn tàn quân chạy trốn về Lạc Dương.

890 Theo Nguyên sử q.149, trong lần xâm lược này có một chư vương A Thai đi theo cánh quân Vân Nam do Ái Lỗ chỉ huy, có lẽ Toàn thư lầm ra là thái tử.

891 Ải Lãnh Kinh: có lẽ vào khoảng Đáp Cầu, trên sông Cầu (Hà Bắc), cấm quân đóng ở đây để chặn đánh cánh quân Nguyên từ Vĩnh Bình, Chi Lăng đánh xuống.

892 Đầy là trận chặn đánh cánh quân thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy ở vùng mũi Ngọc gần Móng Cái bây giờ.

893 Đại Than: là tên xã, ở huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, gần chỗ sông Đuống chảy ra sông Lục Đầu. Cửa Đại Than tức là cửa sông Đuống.

894 Ở đây, Toàn thư đã chép nhầm Thoát Hoan thành A Thai. Khi Thoát Hoan tiến quân đến Vạn Kiếp, thì cánh quân phía tây của Trình Bằng Phi và cánh thủy quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp cũng đến hội quân ở đấy.

895 Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chịu trách nhiệm giữ vùng bờ biển, không chặn nổi thủy quân giặc, để chúng qua được cửa An Bang tiến về Vạn Kiếp. Vân Đồn nay tức là Vân Hải, tỉnh Quảng Ninh.

896 Phủ Long Hưng: là đất huyện Tiên Hưng cũ, nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nơi có lăng mộ của họ Trần. Bọn Ô Mã Nhi đã khai quật lăng Trần Thái Tông để trả thù lần thất bại trước.

897 Trận Đại Bàng là trận thủy chiến giữa thủy quân nhà Trần với bọn Ô Mã Nhi khi bọn này đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ. Cửa Đại Bàng nay là cửa Văn Úc ở huyện Kiến An, Hải Phòng.

898 Trại Yên Hưng: ở vùng huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Sau khi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ không kết quả. Ô Mã Nhi trở về Vạn Kiếp. Trên đường về, hắn cho quân đi cướp phá một số nơi thuộc An Bang (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) như trại Yên Hưng.

899 Thực ra, Áo Lỗ Xích theo Thoát Hoan trốn thoát chứ không bị bắt.

900 Nhiều tài liệu khác đều ghi là Tích Lê Cơ, hay Tích Lê Cơ Đại Vương. Viên tướng Mông Cổ này tên là Tích Lê Cơ, còn Vương là tước hiệu. Chữ Ngọc? chép lầm từ chữ Vương?.

901 Đoạn này có nhiều sai lầm, đã chép lẫn lộn việc Ô Mã Nhi đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ với trận phục kích đánh bọn Ô Mã Nhi khi chúng rút chạy về nước.

902 Thoát Hoan theo đường bộ chạy trốn, đã thoát được, chứ không bị bắt.

903 Âu vàng (kim âu): Là biểu tượng sự toàn vẹn và vững chắc của lãnh thổ một nước.

904 Trung quan: tức là hoạn quan.

905 Thái Bá làm khanh sĩ của nhà Chu, không có lệnh của vua nhà Chu, tự tiện sang nước Lỗ, như vậy là tư giao (Xem Tả truyện, Lỗ An Công năm thứ nhất).

906 Thi Kinh có bài Mọc qua, ngâm vịnh việc tặng dưa tặng mận cho nhau, ca ngợi quan hệ hữu hảo tốt đẹp.

907 Bá thuật: là những thủ đoạn xảo trá để đạt mục đích nhất thời, bất chấp nhân nghĩa. Đối lập với bá thuật là vương đạo, vương chính, nghĩa là đường lối chân chính, trọng nhân nghĩa, trọng tín lễ, làm cho người khác thực lòng tin phục.

908 Chỉ Lê Lợi: Trong khi vây đánh thành Đông Quan, Lê Lợi nhiều lần viết thư dụ hàng bọn Vương Thông, hứa sẽ cho chúng an toàn về nước. Có lần Vương Thông định nghe theo, nhưng bọn nguỵ quan Lương Nhữ Hốt dẫn việc Hưng Đạo Vương dùi thuyền giết tù binh, Vương Thông lại ngoan cố chống lại. Sau khi hai cánh viện binh thất bại, Vương Thông mới chịu đầu hàng.

909 Thời Trần gọi vua là Quan gia.

910 Thang mộc binh: Lính hầu trong các ấp thang mộc, tức đất phong của vương hầu.

911 Sai sử hoành: nô tỳ dùng để sai khiến.

912 Giặc Hồ ở đây chỉ quân xâm lược Nguyên Mông.

913 Theo An Nam chí lược, mãi đến ngày 18 tháng 3 năm Nhâm Thìn (1292), Trương Lập Đạo mới tới Khâu Ôn (Ôn Châu, Lạng Sơn).

944Yên Khang: là huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

915 Phùng Tiệp Dư, là một cung nhân của Hán Nguyên Đế; đứng hầu Nguyên Đế xem chuồng gấu, gấu bỗng xổng thoát, định trèo lên điện, Tiệp Dư đứng chắn trước vua, ngăn không cho gấu đụng đến vua.

916 Theo tích Khương Hậu, vợ Chu Tuyên Vương, Khương Hậu thấy vua hay dậy trưa, khuyên mãi không được, bèn cởi bỏ trâm hoa mà tạ tội. Tuyên Vương từ đấy chăm chính sự, ra chầu sớm, bãi chầu muộn.

917 Tức Lưu Quốc Kiệt, Bạt Đô là phiên âm tiếng Mông Cổ (baatur), có nghĩa là "dũng sĩ". "người dũng cảm", là danh hiệu của Lưu Quốc Kiệt.

918 Tĩnh Giang: tức là huyện Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

919 Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chết ngày Quý Dậu, tháng giêng, năm Giáp Ngọ (18 tháng 2 năm 1294). Nguyên Thành Tông tức là Thiết Mộc Nhĩ (Tamur) lên ngôi, ra lệnh bãi binh đánh Đại Việt.