158 Sửa đúng là niên hiệu Nhân Thọ năm thứ 3.

159 Việt Thường: tên huyện thời Tùy, thuộc quận Nhật Nam, vị trí vào khoảng huyện Đức Thọ và phía nam huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.

160 Tỷ Cảnh: tên quận do nhà Tùy đặt năm 607, vị trí ở vào khoảng phía nam tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Ở đây, Toàn thư chép với chữ Cảnh ____, nhưng đúng ra là Cảnh _____ (xem Tùy thư, Lưu Phương truyện). Cảnh còn có thể đọc theo âm cổ là Ánh (Tỷ Ánh nguyên là tên huyện thời Hán, có nghĩa là so bóng mặt trời).

161 Nguyên bản in là Thái Tổng Quản, sửa lại theo Tân Đường thư, Khâu Hòa truyện.

162 Nguyên văn: "chiếu phát sư nghênh chi"; có thể sai sót. Tân Đường thư, Khâu Hòa truyện chép là: "chiêu kỳ tử Sư Lợi nghênh chi", nghĩa là: xuống chiếu sai con [của Hòa] là Sư Lợi đi đón. Truyện Khâu Hòa trong Cựu Đường thư và Thông Giám cùng chép tương tự ("khiển kỳ tử Sư Lợi nghênh chi")

163 Cựu Đường thư, Khâu Hòa truyện chép "Lâm Ấp chi tây chư quốc" (các nước phía tây Lâm Ấp).

164 Cựu Đường thư, Địa lý chí chép: "Quận Giao Chỉ thời Tùy, năm Vũ Đức thứ 5 [nhà Đường] đổi làm Giao Châu tổng quản phủ"

165 Tân Đường thư, Cựu Đường thư, Thông giám đều chép là Tào Huyền Tĩnh.

166 Tân Đường thư - Bản kỷ chép là Mai Thúc Loan; Cựu Đường thư, Dương Tư Húc truyện chép là Mai Lập Thành ---- Thông giám chép là Mai Thúc Yên.

167 CMTB4, 21b theo Tân Đường Thư, Dương Tư Húc truyện ghi số quân của Mai Thúc Loan là 40 vạn.

168 CMTB4, 21b theo Đường Thư; Dương Tư Húc truyện chép là Quang Sở Khách. Hai chữ Quang _____ và Nguyên _____ dễ viết nhầm.

169 Côn Lôn: thư tịch Trung Quốc từ thế kỷ IV, nhất là từ thời Đường, thường dùng tên Côn Lôn để chỉ một số cư dân trong vùng Nam Hải, tức vùng Đông Nam Á ngày nay. Tuệ Lâm trong Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa (q.61), soạn năm 817, nói rằng "Côn Lôn .... cũng gọi là Cốt Luân, là người Di ở các đảo châu Nam Hải, rất đen .... chủng loại có nhiều". Cựu Đường Thư, Nam Man truyện cùng chép: "Từ Lâm Ấp trở về phía nam, đều tóc quăn, da đen, gọi chung là Côn Lôn". Như vậy Côn Lôn là một sự phiếm chỉ, khó có thể xác định đó là cư dân một nơi nào ở Đông Nam Á hiện nay.

170 Chà Bà: phiên âm tên đảo Java.

171 Theo Nguyên Hòa quận huyện chí (q.38), năm này (767) Trương Bá Nghi cho đắp La Thành ở vị trí mới, cách sông Tô Lịch khoảng 200 thước.

172 Cương mục TB4 chép người tiết phụ này họ Kim, hẳn là đã dựa vào Tân Đường thư q.205 Liệt nữ truyện (Kim tiết phụ). Toàn thư đã chép nhầm chữ Kim ra chữ Toàn.

173 Xá: 30 dặm.

174 Việc Khương Công Phụ căn ngăn Đường Đức Tông, Đường thư và Thông giám đều ghi vào năm Kiên Trung thứ 4 (783), quan hàm được phong là Gián nghị đại phu kiêm Đổng bình chương sự.

175 Bắc bộ thị lang: Đại Việt sử ký tiền biên (bản in thời Tây Sơn) sửa là Tỉ bộ thị lang (____ tỉ và ____ bắc dễ viết nhầm). CMTB26 dẫn An Nam kỷ yếu ghi Bình trước là Đô úy ở Vũ Định, nhờ đem quân cứu viện Trương Bá Nghi, được phong làm An Nam Đô Hộ.

176 Nay là xã Cam Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

177Nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

178 Nguyên bản in: "tịch điền đông-tây", có lẽ là đông-nam hay đông-bắc, khắc in nhầm.

179 Nguyên văn: "Sản thành trung câu địa thành, hợp vi nhất thành" và cước chú: "cậu địa có bản chép là câu trì (ao ngòi)". Như vậy "câu địa thành" có lẽ phải đọc là "câu đìa thành", hiểu là thành có hào rãnh trong ngoài, mà câu đìa là lối ghép 1 từ Hán và 1 từ Nôm đồng nghĩa. Trong câu trên có 3 chữ thành, thừa chữ thành thứ hai.

180 Người làm thứ sử Giao Châu nói đây là ước tính theo thời gian, cần hiểu là người đời trước trong gia tộc của Dương Thanh chứ không phải chính Dương Thang.

181 CMTB4, 29b theo Cựu Đường thư, Bản kỷ và Thông giám sửa lại là Quế Trọng Vũ, bấy giờ làm An Nam đô hộ.

182 Hoàn Vương: vua nước Chiêm Thành (khoảng những năm 756-808, nước Lâm Ấp được thư tịch Trung Quốc gọi là Hoàn Vương Quốc, từ sau năm 808 mới gọi là Chiêm Thành).

183 Lý Nguyên Gia: Việt Sử Lược q1.10b dựa vào Cựu Đường thư (Bản kỷ 17) chép là Nguyễn (tức Lý) Nguyên Hỷ. Chữ Gia và chữ Hỷ có thể lầm với nhau.

184 Nguyên bản in nhầm chữ ____ phủ thành chữ _____ phủ.

185 Ở đây, Toàn thư chép lè Nam Man. Tân Đường thư q.8 Bản Kỷ, khi nói đến sự kiện này, lại chép là Vân Nam Man. Nhưng cũng căn cứ vào Tân Đường thư, q.222 Nam Chiếu truyện, thì Vân Nam Man nói ở đây là Nam Chiếu, tên quốc gia của các tộc người vùng Vân Nam, Trung Quốc (chủ yếu là người Thoán), cường thịnh từ khoảng thế kỷ VIII, thường tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược ra xung quanh.

186 Cương mục (TB4, 35a) theo sử liệu của Thông Giám và Tân Đường thư (Bản kỷ) đã sửa lại là Bùi Nguyễn Dụ (hai chữ _____ dụ và ____ hựu dễ viết nhầm)

187 Châu Nhai (cũng đọc là Chu Nhai), Toàn thư và cả Cương mục (TB4, 36b) dựa và Thông giám và Cựu Đường thư (Bản Kỷ), nhưng cả hai tài liệu ấy đều chép tên người này là Tống Nhai. Hai chữ ____ Tống và ______ Chu dễ viết nhầm. Toàn thư chuyển tiếp lầm trong Cương mục: nên sửa lại là Tống Nhai.

188 Thầy học của Khang Vương.

189 Vốn là ___ ___ "lặc mộc" (cây táo gai), nguyên bản in nhầm thành ___ ___ "điều mộc" (Xem CMTB4, 37).

190 Đời Đường, quân phòng thủ ở biên giới thường được gọi là phòng thu và phòng đông.

191 Thác đông thác nha: Thông giám (Mậu Dần, Đại Trung 2) khảo dị với Man thư, đã hiệu chỉnh là Thác đông áp nha; nên sửa theo cách gọi đó.

192 Ở đây nói đến viên Kinh Lược Sứ Tống Nhai mà Toàn Thư đã lầm là họ Châu tên Nhai (xem NK5 8b - năm 857), đến đây thấy trùng với tên quận Châu Nhai (ở đảo Hải Nam) nên người chú thích nguyên bản Toàn thư đã chú nhầm.

193 Tức Ung Châu. Quản là đơn vị hành chính do nhà Đường đặt, tương đương như phủ.

194 CMTB4, 40a theo Thông giám, chép là Đỗ Thủ Trừng.

195 Tây Đạo: tức Ung Châu (trị sở ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay).

196 Trấn Hải Môn: lỵ sở ở huyện Bác Bạch, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay.

197 Vũ Nghĩa tiết độ sứ: nên sửa theo Tân Đường thư, Khang Thừa Huấn truyện là Nghĩa Vũ tiết độ sứ.

198 Lĩnh Nam: trong chức vụ kiểm lĩnh của Khang Thừa Huấn nên sửa đúng là An Nam, theo Thông Giám và Tân Đường thư (đã dẫn). CMTB5, 4a cũng dẫn nhầm là Lĩnh Nam.

199 Cương lại: người giữ việc ghi chép sổ sách vận chuyển lương thực.

200 Tân Đường thư q.224 hạ, Cao Biền truyện và Việt Sử Lược q.1 đều chép là Dung Quản kinh lược sứ, Dung Quản hay Dung Châu thời Đường, đặt trị sở ở huyện Bắc Lưu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay.

201 Nam Định: tên huyện do nhà Đường đặt năm Vũ Đức thứ 4 [621] (Đường thư, Địa lý chí). Lại theo Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử thời Tống thì ở huyện Nam Định có núi Đông Cứu ở châu Gia Lâm. Như vậy huyện Nam Định thời thuộc Đường ở về phía nam sông Đuống, vào khoảng huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc ngày nay.

202 Thiện Xiển: tức Côn Minh, ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay.

203 Theo Thông Giám và Tân Đường thư, Nam Chiếu truyện, họ tên người này là Dương Tập Tư, không phải là Trương Tập như Toàn thư đã viết nhầm.

204 Phù Da: tên huyện thuộc châu Vũ Định. Theo Thanh nhất thống chí, châu Vũ Định thời Đường thuộc quyền An Nam đô hộ phủ; nay ở địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chữ Phù trong nguyên bản đúng ra phải chép là ____ _____.

205 Tây Châu, nên sửa là Tây Xuyên, theo Thông Giám.

206 Nguyên văn: "Biền cứ ngã phủ xưng vương". Sử liệu Trung Quốc, kể cả Tân Đường thư q.224 hạ; Cao Biền truyện đều không thấy ghi việc Cao Biền xưng vương. Cương Mục cho rằng đó chỉ là do một số "người Giao Châu kinh sợ Biền mà gọi Biền là Cao Vương") (CMTB5, 10b).

207 Nguyên văn: "nữ tường", tức tường nhỏ đắp trên mặt thành có các lỗ để nhắm bắn.

208 Nguyên văn: "Ngũ trượng ngũ thốn", chắc là khắc in lầm, thân thành cao 2 trượng 6 thước thì nữ tường chỉ có thể là 5 thước 5 tấc; Việt Sử Lược (q.1) cũng ghi số đó.

209 Việt sử lược (q.1) chỉ ghi con số 5.000 gian.

210 Cương mục đã nhận xét rằng kênh ấy không thuộc địa phận nước ta (CMTB5, 12a). Có thể là ghềnh Bắc Thú, ở huyện Bác Bạch, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay.

211 Nguyên bản in: "Cái sở hợp lý ....", có lẽ câu văn là "Cái sở hành hợp lý ....", mà khắc in sót chữ hành.

212 Nguyên bản in: "Cổn đại Biền, phủ tự hữu thanh", có thể hiểu là: ..... có tiếng về chữ "phủ" (vỗ về dân chúng). Nhưng có khả năng in nhầm: "... phủ dân hữu thanh" (có tiếng biết vỗ về dân chúng).

213 Khúc Hạo: người làng Cúc Bồ, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng ngày nay, ở đó hiện còn đình thờ họ Khúc. Cương mục dẫn sách An Nam kỷ yếu, ghi thêm: "Cuối thời Đường, Khúc Hạo làm Tiết độ sứ thay cho Độc Cô Tôn; đổi các hương ở các huyện làm giáp, đặt ở mỗi giáp một viên quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế. Hạo giữ chức Tiết độ sứ được hơn 4 năm thì mất" (CMTB5, 15a).

214 Nam Hán: 1 trong 10 nước thời Ngũ Đại ở Trung Quốc bao gồm cả tỉnh Quảng Đông, phần phía nam Quảng Tây, nam Phúc Kiến ngày nay, trước sau 67 năm (905-971), gồm 5 đời làm vua.

215 Cương mục theo Tư trị thông giám ghi Khúc Thừa Dụ được trao chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, năm Thiên Hựu thứ 3 (906) được thăng Đồng bình chương sự (CMTB5, 14a).

216 Nghiễm _____ (trên chữ long là rồng, dưới chữ thiên), nguyên bản khắc thiếu 1 nét thành trên chữ long dưới chữ đại, không có trong tự điển. Còn chữ đã ghi (long + thiên), bản dịch cũ phiên là Yểm, bản dịch Cương mục phiên là Yêm. Thực ra, chữ này có hai âm Hán Việt là Yểm và Nghiễm, nhưng trong trường hợp tên vua Nam Hán ở đây thì đọc là Nghiễm. Ngũ đại sử q.65 Nam Hán thế gia chép rằng vua Nam Hán ban đầu tên là Nham, rồi đổi tên là Trắc ____ (chứ không phải Thiệp) _____ như Toàn thư chép ở đây), "sau thấy rồng trắng hiện lên, lại đổi tên là Cung, sau có nhà sư người Hồ nói rằng theo sấm thư thì diệt họ Lưu là Cung, bèn lấy nghĩa "rồng bay lên trời" (phi long tại thiên) trong Chu Dịch, đặt làm chữ ____ âm là Nghiễm, lấy làm tên".

217 Thông giám (Trường Hưng 1), Tân Ngũ đại sử, Nam Hán thế gia chép tên viên tướng nhà Nam Hán này là Lương Khắc Trinh.

218 Việc quân Nam Hán sang đánh Giao Châu (tức nước ta), bắt Khúc Thừa Mỹ, sử liệu Trung Quốc như Thông giám ghi vào tháng 9 năm Trường Hưng thứ 1 (930). Tân Ngũ Đại sử, Nam Hán thế gia ghi vào niên hiệu Đại Hữu thứ 3, cũng tức là năm 930. Chưa rõ vì sao cả Toàn thư và Cương mục (TB5, 17a) đều ghi vào năm Quý Mùi (923)?

219 Cương mục ghi Dương Diên Nghê, người Ái Châu, tức Thanh Hóa (CMTB5, 17a). Tài liệu Trung Quốc như Tống Sử (q.488), Tư tri thông giám v.v.... cũng chép là Dương Diên Nghệ. Ngũ đại sử (q.65) chép như Toàn thư (là Đình Nghệ). Có thể nhầm nét chữ vì chữ ____ diên và chữ ____ đình gần giống nhau.

220 Chỉ Lưu Ẩn.

221 Chữ ______ âm Cảo, Kiểu, đồng âm với Kiều.

222 Vạn Vương [Lưu] Hoằng Tháo, nên sửa là Hồng Tháo, theo Tân Ngũ đại sử (q.65). Các con của Lưu Cung đều có chữ Hồng.

223 Tân Ngũ đại sử (Nam Hán thế gia) chép: thực thiết quyết = đóng cọc sắt (hiểu là cọc gỗ bịt sắt). Việt sử lược (q.1, 14b): thực thiết đầu đại dực = đóng cọc lớn đầu sắt.

224 Nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây; ở đây có đền thờ và lăng Ngô Quyền.

225 Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ ghi Dương Tam Kha người làng Dương xá, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con của Dương Đình Nghệ.

226 Nam Sách Giang: theo An Nam Chí Lược là tên lộ thời Lý. Nay là vùng đất thuộc các huyện Chí Linh và Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng.

227 Trà Hương: theo CMTB5, 22a, huyện Kim Thành, nay thuộc đất huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng, xưa có tên gọi là Trà Hương.

228 Trình Anh, Chữ Cửu: người nước Tấn thời Chiến Quốc, bạn của Triệu Sóc (con Triệu Thuẫn, đời Tấn Cảnh Công). Tư khấu nước Tấn là Đồ Ngạn Giả giết Triệu Sóc và xuống lệnh tru di cả họ Triệu, Trình Anh và Chữ Cửu liều chết giấu con của Sóc là Vũ để cho họ Triệu không tuyệt tự.

229 Tức Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc, đã nói ở trên.

230 Thái Bình: chưa rõ ở đâu. Cương mục dẫn Đường thư, Địa lý chí nói nhà Đường cắt huyện Thái Bình đặt làm huyện Phong Khê, lại nói Phong Khê thuộc Phong Châu, "hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn có lẽ ở đấy" (CMTB4, 11b). CÓ thể là Đường Lâm và Nam Nguyễn huyện Ba Vì, Hà Tây, thuộc vùng cát cứ Ngô Nhật Khánh, hoặc Đường Lâm thuộc vùng cát cứ của Ngô Nhật Khánh và Nguyễn Gia Loan, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú thuộc vùng cát cứ của Nguyễn Khoan.

231 Chương Dương: nay là tên xã thuộc Thường Tín, tỉnh Hà Tây, ở đây có bến đò Chương Dương ở hữu ngạn sông Hồng.

232 Cương mục sửa là Lưu Thạnh, vì sứ giả của Nam Tấn Vương sang Nam Hán năm Hiển Đức thứ 1 (954), khi ấy Lưu Thạnh còn làm vua. Còn Lưu Xưởng thì 4 năm sau (958) mới lên ngôi (CMTB5, 26a). Ngũ đại sử (Nam Hán thế gia) cũng chép sau khi Xương Ngập chết thì em là Xương Tuấn sang xin tiết việt của Lưu Thạnh.

233 Tông Huấn: tức Cung Đế (Quách Tông Huấn) đời Hậu Chu nối ngôi năm 959, qua năm sau nhường ngôi cho nhà Tống, trước sau chưa đầy 1 năm, không đặt niên hiệu.

234 Nam Sách Giang: xem chú ở trang trước.

235 Binh Kiều: nay ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

236 Bạch Hạc: nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.

237 Tam Đái: nay ở vùng huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nay ở xã Minh Tâm, huyện Vĩnh Lạc có di tích thành cũ, và ở xã Vĩnh Mỹ (cùng huyện) có đền thờ của sứ quân Nguyễn Khoan.

238 Đường Lâm: nay ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

239 Giao Thủy: nay ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà.

240 Đỗ Động Giang: Cương Mục chú: "Sông Đỗ Động phát nguyên từ các đầm lớn ở xã Đào Viên thuộc huyện Thanh Oai, chảy qua các xã Sinh Quả, Úc Lý, đi khuất khúc đến xã Thượng Cung, huyện Thượng Phúc thì hợp với sông Nhuệ" (CMTB5, 29b). Ngô Thì Sĩ ghi thêm: "Nay ở làng Bảo Đà, huyện Thanh Oai còn vết cũ của thành sứ quân" (Việt Sử Tiêu Án). Đỗ Động Giang có thể là phần đất vào khoảng huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.

241 SIêu Loại: nay là đất huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.

242 Tế Giang: nay thuộc đất huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.

243 Tây Phù Liệt: nay ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.

244 Hồ Hồi, Hoa Khê: Cương mục chú: Cẩm Khê xưa là Hoa Khê, ở xã Trương Xá, huyện Cẩm Khê còn có vết đất cũ của thành sứ quân. Cẩm Khê nay thuộc đất huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.

245 Đằng Châu: nay là đất huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, ở xã Xích Đằng có đền thờ Phạm sứ quân.

246 Bố Hải Khẩu: nay là vùng thị xã Thái Bình. Năm Thiên Thành thứ 3 (1030), Lý Thái Tông đi cày ruộng tịch điền ở Bố Hải Khẩu là nơi này (bấy giờ ở đây còn là cửa biển nên gọi tên như vậy).