92 Cương mục chép Sĩ Khuông là con Sĩ Nhất, tức là cháu chứ không phải con Sĩ Nhiếp (CMTB3,4a).

93 Nguyên văn: "nhục đản" nghĩa là để mình trần không mặc áo, tỏ ý xin chịu tội chết.

94 Nguyên văn: "Đại vi phục ...". Theo Tam Quốc Chí, q.5 "Đại từ chối, bảo mặc áo lại" (Ngô thư, Sĩ nhiếp truyện), ý nghĩa rõ ràng hơn: Lữ Đại vờ tỏ cho anh em Sĩ Huy hiểu ý không bị tội nặng. Cương mục (TB3, 4a) ngờ câu văn của Toàn Thư chép sai, đã sửa lại theo tài liệu đã dẫn.

95 Tức là Tiết Kính Văn, như đã chép trong Cương Mục (TB3, 5b).

96 Nguyên văn chép là "tứ quốc", hiểu là bốn quận (quận quốc)

97 Cao Lương: tên huyện, thuộc quận Hợp Phố

98 "Quần ác nhật tư" nguyên bản in nhầm chữ ________ quần thành chữ _______ quận.

99 Lời sớ của Tiết Tổng chép trong Toàn Thư có khác một số chỗ với văn bản trong Tam Quốc Chí, Ngô Thư q.8 Tiết Tống Truyện.

100 Năm Mậu Thìn (248) đúng là niên hiệu Diên Hy thứ 11 đời Hán Hậu Thư chúa Lưu Thiện, nhưng các văn bản Toàn Thư đều in chữ Hy (trong tên niên hiệu) là _______ đúng ra là chữ ________. Lại về niên hiệu tương ứng của nhà Ngô, các bản đều ghi nhầm là Vĩnh An năm thứ 1, đúng ra là niên hiệu XÍch Ô năm thứ 11 đời Ngô Tôn Quyền.

101 Nguyên văn chữ Hán: "xỉ lý".

102 Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử (thời Tống) cũng có chép sự tích bà Triệu Ẩu với nội dung tương tự.

103 Năm Quý Mùi (263), là niên hiệu Vĩnh An năm thứ 6 đời Ngô Tôn Hưu (Cảnh Đế), chứ không phải Vĩnh An năm thứ 16 như nguyên bản đã lầm.

104 Nguyên văn: "Dao lĩnh", nghĩa là lĩnh chức cai trị ở một nơi xa mà không cần phải đích thân đến đóng trị sở nơi ấy.

105 Nguyên bản in là Thái đô đốc, nên sửa là Đại đô đốc, theo Thông giám và Tấn thư, Đào Hoàng truyện, CMTB3, 11b chép chức quan của Tu Tắc là Bộ đốc.

106 Mao Linh: các tài liệu của Trung Quốc như Thông Giám cương mục, Tam quốc chí - Tôn Hạo truyện, Tấn Thư - Đào Hoàng truyện đều chép là Mao Cảnh ____; CMTB3, 11b cũng sửa là Mao Cảnh.

107 Sông Phần: ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

108 CMTB3, 13a chép là Lương Kỳ.

109 Mao Miện nói ở đây (và ở 2 dòng tiếp theo) đúng ra vẫn là Mao Cảnh mà ở tờ 5a Toàn thư đã chép nhầm là Mao Linh.

110 CMTB3, 13b theo Tấn Thư q.57 chép đủ họ tên là Lý Tùng và Thoán Năng.

111 Nguyên văn: ".... cập cửu quân thuộc quốc tam thập dư huyện" (và 30 huyện ở các nước phụ thuộc với 9 quận). CMTB3, 14b đã sửa lại cho đúng là "Cửu Chân thuộc quốc ..."

112 CMTB3, 14b Tấn Thư (Đào Hoàng truyện) đều chép là Tu Doãn (hai chữ: Doãn và Nguyên dễ nhầm với nhau)

113 Mã Tức Dung: đoạn này Toàn Thư dùng sử liệu của Tấn thư, Đào Hoàng truyện, mà ở truyện ấy chép là: "khiển Hoàng Tức Dung ..."; Thông giám q.81 đã sửa lại là; "khiển Đào Hoàng chi tử Dung" (sai con của Đào Hoàng là Dung). Như vậy Mã Tức Dung nói đây đúng ra là Đào Dung, con của Đào Hoàng).

114 Tấn thư, Đào Hoàng truyện chỉ ghi "tam niên" (?).

115 Việt sử lược, q.1, 6a lại chép Tuy là con Thục.

116 Tấn thư, Đào Hoàng truyện chép Cơ là cha của Hoàng.

117 Đại Hưng: đúng tên niên hiệu này là Thái Hưng (318-321)

118 Tên nước Lâm Ấp được nhắc đến từ thời Hậu Hán (Tấn thư, Lâm Ấp truyện) ở phần đất mà thời Hán gọi là huyện Tượng Lâm, phía nam quận Nhật Nam. Khoảng thời Đường, nước này được thư tịch Trung Quốc nhắc đến với cái tên Hoàn Vương, sau đó là Chiêm Thành.

119 Nguyên văn: "Sơ, Tấn bình Ngô, trưng Giao Châu binh" ... Theo Tấn Thư, Đào Hoàng truyện thì năm này vì đã bình được nhà Ngô, cho nên nhà Tấn giảm bớt số quân ở Giao Châu (giản Giao Châu binh), chứ không phải trưng binh ở Giao Châu. Đào Hoàng vì muốn xin xét lại việc giảm quân đó, cho nên mới viết thư này.

120 CMTB3, 16a theo Tấn Thư, Đào Hoàng truyện sửa là "chỉ bảy trăm dặm", hợp lý hơn.

121 Đoạn này Toàn Thư chép tóm tắt phần sau bức thư của Đào Hoàng, nhưng ngắt không trọn câu (cũng có thể chỉ là do sao chép hoặc khắc in bỏ sót cách quảng) tạo ra một câu tối và trái nghĩa: "đương quyến giáp tiêu binh, lính kỳ tổn ước, dĩ thị đơn nhược" (nên cuốn giáp, hủy binh khí, khiến cho nó giảm bớt, để tỏ ra đơn độc yếu đuối). Đúng ra, theo Tấn Thư, Đào Hoàng truyện thì trong đoạn thư này Đào Hoàng nói một ý trái lại với câu đã dịch: "Đáng lẽ nên cuốn giáp hủy gươm, chăm lo về đường lễ nghĩa. Nhưng mà người châu này lại không thích yên vui, ưa làm những sự khởi loạn [....] Vậy thì số quân ở châu chưa nên giảm bớt để tỏ ra đơn độc yếu đuối". Khi dùng lại sử liệu này, Cương mục đã khôi phục đầy đủ đoạn sau bức thư của Đào Hoàng, lấy thêm hơn 1 trăm chữ (Xem CMTB3, 16b).

122 Sử đúng là Tấn Hiếu Vũ Đế.

123 CMTB3, 22b dẫn Tống Thư và Lương Thư xác định Đỗ Viện làm Thứ sử Giao Châu năm Long An thứ 3 (399) và năm đó cũng có việc quân Lâm Ấp đánh phá Giao Châu. Toàn Thư ở đây chép vào năm Tân Tỵ (381), sát liền trên mục năm Kỷ Hợi (399), có thể do sao chép văn bản sai vị trí.

124 Thạch Kỳ: tên trấn, ở phía Nam phủ trị Giao Châu (CMTB3, 24a).

125 Kiến Khang: kinh đô nhà Đông Tấn, vốn là Kiến Nghiệp, vì kiêng húy Tấn Mẫn Đế, đổi thành Kiên Khang, tức Nam Kinh, Trung Quốc ngày nay.

126 Theo truyền thuyết Trung Quốc, Mạnh Bôn là dũng sĩ thời Chiến Quốc, có thể nhổ được sừng bò; Hạ Dục, người nước Vệ thời Xuân Thu, có thể nhổ được đuôi bò.

127 CMTB3, 27a sửa là năm Bính Tuất, niên hiệu Nguyên Gia thứ 23 (Theo Tống thư q.5 Đế kỷ, q.97 Nam Di Truyện). Nam Tề thư Lâm Ấp truyện, chép việc này vào năm Nguyên Gia thứ 22 (445).

128 CMTB3, 26 chép tên thành là Khu Lật và dẫn Thủy kinh chú để chú thích về thành này. Vị trí thành Khu Túc trước nay có nhiều ý kiến khác nhau. Đào Duy Anh xác định đó là thành Lồi ở làng Cao Lao Hạ trên hữu ngạn sông Gianh (Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học xã hội, 1964, tr.54).

129 Tượng Phố: CMTB3, 28b chua là tên huyện, Đào Duy Anh (Bdc) đoán dịch là Cửa Đại, là cửa sông để vào kinh đô Lâm Ấp thời bấy giờ, ở khoảng Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay.

130 Nguyên bản thiếu tờ 12 a-b, chúng tôi dịch theo bản in Quốc tử giám tàng bản.

131 Tống Minh Đế: tức là Lưu Úc, nguyên bản in sót nét, thành chữ Hoặc.

132 Hành Châu sự: người chấp hành công việc của châu. Thực tế Lý Trường Nhân được chuẩn cho đứng đầu cai quản Giao Châu, tương đương như Thứ sử, nhưng Nhân xin tự hạ chức danh chỉ gọi là "Hành châu sự"

133 Vũ Bình, Tân Xương: tên quận đặt từ thời Ngô: "Nhà Ngô cắt đất huyện Mê Linh [thời Hán] mà đặt quận Tân Hưng, nhà Tấn đổi thành Tân Xương; cắt đất các huyện Phong Khê và Chu Diên mà đặt quận Vũ Bình (theo Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo).

134 Nguyên bản in là trưởng lại; CMTB3, 31b sửa là trưởng sử (chữ _______ lại và chữ _______ sử dễ viết nhầm). Trưởng lại chỉ là viên huyện quan có cấp bậc cao hơn các huyện quan khác. Ở đây Phục Đăng Chi giúp việc thay cho Thứ sử, phải là chức Trưởng sử như Cương Mục đã ghi. Nam Tề Thư (Đông Nam Di truyện), Việt Sử Lược (q.1) cũng chép là Trưởng sử. Trưởng sử là chức quan có từ thời Hán, giúp việc cho Thừa tướng. Nhưng từ thời Ngụy Tấn trở về sau, các viên thứ sử cai trị các châu thường là cấp tướng quân, cũng đặt chức Trưởng sử để giúp việc (Từ hải, tr. 1399)

135 Chữ Bí có nhiều âm đọc nhưng các từ thư, tự điển đều xếp âm Bí đầu tiên. Hiện nay nhiều địa phương ở miền Bắc còn kiêng húy ông, thường tránh gọi quả bí là quả bầu, chúng tôi dựa theo đó mà phiên âm là bí.

136 Cương mục chú: "Tên Thái Bình đặt từ năm Vũ Đức thứ 4 (621) thời Đường; tên Long Hưng đặt từ thời nhà Trần. Thời thuộc Lương chưa có hai tên đất này, có lẽ Sử cũ chỉ theo đó mà truy gọi thôi" (CMTB4, 1b).

137 Vị trí của thành Long Biên đến nay vẫn chưa xác định được, có thể ở vùng gần thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc.

138 Châu Cửu Đức thời thuộc Lương là Đức Châu, ở vị trí huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. CMTB4, 1b sửa là Cửu Đức quận.

139 Huyện Chu Diên thời Lương, thời Tùy, nay là phần đất tỉnh Hải Dương, huyện trị có thể ở vào khoảng huyện Phả Lại.

140 Tân Dụ hầu Hoán _____: theo Trần thư (Cao Tổ ký) nên sửa là Ánh _____ (Tiêu Ánh).

141 Thiêu, thường vẫn đọc là Phiêu. Nhưng nguyên bản chua rõ hai âm đọc là Thiêu hoặc Thiệu (thuần chiêu phiên, thất diệu phiên)

142 Đúng ra là Tây Giang (thuộc huyện Vĩnh Phúc, phủ Quế Lâm), theo Trần thư và Thông giám.

143 Chỉ Tiêu Tư, cùng dòng tôn thất với Lương Vũ Đế Tiêu Diễn.

144 Tiết hạ: người đứng dưới cờ tiết, ở đây là từ tôn gọi Dương Thiêu.

145 Thành Gia Ninh: ở xã Gia Ninh, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.

146 Hồ Điển Triệt: ở xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Hồ dài 1km, chỗ rộng nhất 400m, hẹp nhất 50m, sâu 5- 6m, xưa nay chưa bao giờ cạn.

147 Động Khuất Lạo, cũng đọc là Khuất Liệu, ở vùng núi thuộc hai xã Cổ Tiết và Văn Lang, huyện Tam Thanh tỉnh Vĩnh Phú, nay còn di tích mộ và đền thờ Lý Bí trên gò Cổ Bồng.

148 Đầm Dạ Trạch: cũng gọi là Nhất Dạ Trạch, nay là "Bãi Màn Trò", huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

149 Mỵ Nương: con gái của Hùng Vương (NK.1.3a).

150 Huyện Vũ Ninh: nay là vùng huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc.

151 Thái Bảo: sửa đúng là niên hiệu Đại Bảo.

152 Các bản in Toàn thư đều in là Đại Kiế; sửa đúng là Thái Kiến.

153 Sửa đúng là Thái Kiến.

154 Cửa biển Đại Nha: cũng có tên là Đại Ác, thời Lý đổi là Đại An, nay là Cửa Liêu (cửa sông Đáy). Huyện Đại An thời Lê nay là đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

155 Năm này, các bản Toàn thư đều ghi là Nhân Thọ nguyên niên, đúng ra là năm Nhân Thọ thứ 2.

156 Nguyên văn: ngộ thảo tặc: hai chữ "thảo tặc" đáng phải sửa lại vì soạn giả dùng sử liệu của Trung Quốc không chỉnh lý. Thông giám và Tùy thư, Lưu Phương truyện nói rõ đó là quân của Lý Phật Tử, hơn 2 nghìn người.

157 Tức Cửa Càn, ở phía nam cửa Đại An (xưa là Đại Nha, xem chú thích ở trang trước)