NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 46)

- Chào anh Thomas - Hắn nói.

- Chào Pyle. Làm sao mà vào được nhà thế?

- Tôi gặp Dominge mang thư tín lại cho anh. Tôi đã nói với anh ta cho tôi vào ngồi chờ anh.

- Phượng để quên gì ở đây à?

-
KHÔNG, NHƯNG JO NÓI RẰNG anh tới Lãnh sự quán. Tôi nghĩ rằng chúng ta có gì thì nói với nhau ở đây tiện hơn.

- Nói về vấn đề gì?

Hắn phác một cử chỉ lúng túng, như một học sinh phải phát biểu ý kiến trong một buổi lễ chính thức của nhà trường mà không tìm ra được những lời lẽ có vẻ người lớn.

- Vừa qua anh đi vắng à?

- Vâng. Còn anh?

-
, ĐI NƠI NÀY NƠI KHÁC một chút.

- Anh vẫn nghịch ngợm với chất nổ dẻo?

Hắn chỉ đáp lại tôi bằng một nụ cười đau khổ.

- Thư từ của anh kia kìa.

Thoáng nhìn tôi đã thấy một lá thư gửi từ tòa báo Lon don và những thư khác trông có vẻ là những bieê lai, một bì thư đề tên người gửi là ngân hàng của tôi.

- Phượng ra sao?- Tôi hỏi.

-
, CÔ TA VẪN KHỎE - HẮN trả lời, môi bỗng khép kín lại như đã lỡ nói quá nhiều.

- Mời anh ngồi, anh Pyle. Tôi xin phép nhìn qua thư gửi từ tòa báo đến xem họ nói gì.

Tôi mở bì thư. Sao mà cái điều không chờ đợi lại đến vào lúc lỡ thời! Ông Tổng biên tập viết rằng ông đã coi trọng lá thư chót với tôi, và do tình hình rối ren ở Ðông Dương sau khi Dlad chết và quân Pháp phải rút khỏi Hòa Bình, ông ta hoàn toàn đồng ý với đề nghị của tôi. Ông ta đã cử một biên tập viên tạm thời phụ trách tin đối ngoại và yêu cầu tôi kéo dài thời gian làm việc ở Ðông Dương ít ra một năm. Ðể kết thúc lá thư, ông ta viết một cách hoàn toàn thiếu sự thông cảm, là "vẫn giữ nguyên chỗ cho anh ở đây". Ông ta cứ tưởng như tôi hám công việc, hám tờ báo lắm.

Tôi ngồi xuống trước mặt Pyle và đọc lá thư đến quá muộn. Trong một phút, tôi thấy vô cùng sảng khoái, như khi người ta mới ngủ dậy, chưa kịp nhớ ra điều gì.

- Tin buồn à? Pyle hỏi.

- Không.

Tôi nhầm nghĩ đằng nào cũng không thể xoay chuyển được tình hình. Bản án được coi giảm đi một năm nhưng sao chọi lại được một bản chứng nhận kết hôn.

- Anh chị kết hôn với nhau chưa? - Tôi hỏi.

- Chưa. (Hắn đỏ mặt). Nói thật với anh, tôi mong được nghỉ phép đặc biệt. Như vậy sẽ làm lễ thành hôn ở tại quê nhà, đàng hoàng.

- Cưới ở nhà thì đàng hoàng hơn hay sao?

- Hơn chứ, tôi nghĩ như vậy& thật khó giải thích cho anh việc này, anh Thomas ạ, anh trơ trẽn quá, nhưng tôi làm như vậy để biểu lộ sự kính trọng. Cả bố mẹ tôi cũng sẽ có mặt, tóm lại Phượng chính thức thành một thành viên của gia đình. Ðiều đó rất quan trọng do quá khứ.

- Quá khứ gì?

- Anh ắt hiểu điều tôi muốn nói. Tôi không muốn để nó sống một mình bên đó với một vết nhơ&

-
À, CHẮC BỞI VÌ ANH ĐỂ CÔ ta lại bên đó?

- Chắc là như vậy. Bà mẹ tôi là một người đàn bà đáng kính, bà sẽ đưa cô ta đi khắp mọi nơi, giới thiệu cô, sau cùng, anh biết, để cô ta quen dần. Bà sẽ giúp cô chuẩn bị cho tôi một gia đình ấm cúng.

Tôi không rõ nên hay không nên thương hại cho Phượng& cô ao ước biết bao được xem những nhà chọc trời, tượng thần tự do, nhưng cô nào có ngờ dến những việc gì đang chờ cô sau đó: giáo sư Pyle và phu nhân, những bữa ăn sáng tại câu lạc bộ các bà& họ có đi tới dạy cô chơi bài Catana không? Tôi hình dung lại chiếc áo dài trắng của cô, tối đầu tiên gặp nhau ở Ðại thế giới, lượn vẻ duyên dáng tuyệt vời trên đôi bàn chân thiếu nữ, và tôi lại hình dung ra cô, một tháng trước đây mặc cả mua thịt tại cửa hàng thịt phố Somer. Liệu cô có thích thú với những cửa hàng thực phẩm nhỏ bé, sạch sẽ và bóng lộn bên nước Anh, ở đó các miếng thịt đều được bọc trong giấy kính, có khi với cả một nhành cần tây. Có thể. Tôi chưa rõ. Ðiều kỳ lạ là tôi nghe thấy bản thân tôi đang nói cho Pyle nghe điều mà Pyle như đã nói với tôi một tháng trước đây:

- Hãy cư xử với Phượng một cách dịu dàng. Ðừng làm cái gì hấp tấp, thô bạo. Cô ta dễ bị tổn thương và sẽ đau khổ đấy, như anh và tôi vậy.

- Nhất định, nhất định rồi, anh Thomas.

- Cô ta mỏng mảnh, bé nhỏ, rất khác với những phụ nữ bên chúng ta, nhưng đừng có nên coi cô như là& một đồ trang sức.

- Lạ thật, anh Thomas ạ, về chiều hướng đi của sự việc, nó ngược hẳn lại với điều dự kiến của chúng ta. Trước khi đến đây, tôi rất sợ cuộc nói chuyện này. Tôi cứ tưởng anh sẽ nổi nóng.

- Tôi đã đủ thời gian để suy nghĩ khi tôi ở miền Bắc. Tôi gặp một người đàn bà có lẽ đã gặp cái mà anh gặp ở những cô gái làm tiền. Ði được với anh là một điều hay cho cô ta. Còn ở với tôi thì có thể một ngày nào đó, tôi cũng về và để cô ta lại cho một anh chàng như Grand, một người chỉ biết có xác thịt!

- Và không có điều gì cản trở tình bằng hữu của chúng ta, phải không Thomas?

- Không, tất nhiên. Nhưng có điều là tôi không muốn gặp lại Phượng. Cái gì cô để lại trong phòng này là đủ cho tôi rồi. Có lẽ tôi phải đi kiếm một phòng khác& khi nào có thì giờ.

Hắn duỗi chân ra và đứng lên.

- Tôi rất hài lòng, anh Thomas ạ. Không thể nào nói anh hiểu tôi đã hài lòng đến mức nào. iều này tôi đã nói với anh rồi đấy, tức là tôi rất ân hận rằng không sự không may lại đến với chính anh.

- Nhưng tôi lại hài lòng vì điều này đã đến với anh, Pyle.

Cuộc gặp gỡ đã không theo cái hướng mà tôi đã tính trước: Tuy sự giận dữ có lúc làm tôi đã có những dự kiến nông cạn, nhưng nay chương trình hành động thực sự của tôi đã hình thành. Mặc dầu bị bực vì sự ngây thơ của Pyle, tôi thấy từ nơi sâu kín trong lòng tôi có một quan tòa đã lên tiếng bênh vực cho hắn khi so sánh sự trơ trẽn của tôi với tính lý tưởng hóa, nhưng ý kiến không thể đứng vững của hắn rút ra từ tác phẩm của York Hardin. Tôi có thể có lý khi xét về các hoạt động thực tiễn, nhưng hắn lại có lý vì hắn còn trẻ và trẻ thì hay lầm, và phải chăng hắn là người chồng tốt hơn đối với một phụ nữ trẻ tuổi?

Chúng tôi bắt tay nhau một cách chiếu lệ, nhưng không hiểu có niềm lo ngại nào đó xui tôi đi theo hắn tới tận cầu thang và gọi hắn lại. Có lẽ bên cạnh vị quan tòa lại có cả một nhà tiên tri trong nơi thầm kín của chúng ta, nơi sinh ra những quyết định thật sự.

- Pyle này, đừng có quá tin ở York Hardin.

- York ấy à?

Từ tầng gác dưới, hắn dừng chân và ngẩng đầu lên sửng sốt nhìn tôi.

- Chúng tôi là những nước thực dân già cỗi, nhưng chúng tôi đã có thì giờ học được một vài sự thật. Chúng tôi đã học được rằng đừng có đánh bạc ăn quê diêm. Cái lực lượng thứ ba đó, nó chỉ có trong sách thôi. Tướng Thế chẳng qua chỉ là một tên tướng cướp trong tay có vài ngàn người, hắn không tiêu biểu cho một nền tảng quốc gia dân chủ nào đâu.

Người ta tưởng Pyle là một người đang nhìn qua khe cửa bên trên một hộp thư, nhìn thấy một kẻ định đột nhập liền sập cửa lại, quyết không cho cái con người khó chơi đó vào nhà. Tôi không nhìn thấy tròng mắt anh ta.

- Tôi không hiểu anh định nói gì, anh Thomas.

- Những quả bom xe đạp. Chỉ là một trò chơi, tuy một người đã mất một chân& Nhưng Pyle này, đừng có dựa vào những người như tướng Thế. Họ không cứu phương Ðông này thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản đâu. Chúng tôi biết tỏng họ rồi, họ và đồng bọn nữa.

- Chúng tôi là những ai?

- Là những người thực dân kiểu cũ.

- Tôi cứ tưởng anh không ở về phía nào.

- Tôi không đứng về phía nào, Pyle ạ. Nhưng nếu có ai trong sở của anh nhất định cứ dùng chất nổ chơi, thì cứ để cho Jo chơi. Anh về nước với Phượng đi. Quên hẳn cái lực lượng thứ ba đi.

- Xin anh tin rằng tôi rất coi trọng lời khuyên của anh, anh Thomas - Hắn nói một cách trịnh trọng - Chắc chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau.

- Chắc vậy.

(Còn tiếp)