1474. ý nói hết mùa xuân và bắt đầu sang mùa hạ
1478. Chim én (mùa xuân) chim nhạn (mùa thu), đổi thay nhau, ý nói từ mùa nọ sang mùa kia. ở đây ý nói thời gian trôi thấm thoắt gần được một năm.
1480. Tao khang: bã rượu cám. Người vự cùng ăn bã, ăn cám với nhau, tức là - người vợ cả lấy từ lúc còn hàn vi. Vua Quang Vũ nhà Hán muốn đem người chị gái mới goá là công chúa Hồ Dương gả cho Tống Hoằng, nhưng Hoằng đã có vợ. Vua hỏi ý Hoằng, Hoằng thưa: Tao khang chi thê, bất hạ đường, nghĩa là người vợ lấy trong lúc ăn tấm, ăn cám, không thể để xuống dưới nhà, ý nói không thể khinh rẻ, phụ bạc. Vua biết ý vậy, liền thôi.
1485. Phi thường: khác với người thường, ý nói người sâu sắc, hiểm độc.
1496. Hồi trang: Về quê.
1498. Ninh gia: Về thăm nhà.
1499. Quan hà: Quan cửa ải, hà là sông. Chén quan hà: Chén rượu tiễn biệt.
1500. Xuân đình: Có thể hiểu là nơi xum họp, vui vẻ.
Cao đình: Cổ thi: Cao đình tương biệt xứ, chỗ biệt nhau ở Cao đình.
1501. Sông Tần: Sông ở đất Tần Xuyên, mạn tỉnh Cam Túc. Theo Tản Đà thì sông Tần là sông Tần Hoài, thuộc tỉnh Giang Tồ, quê Thúc Sinh (Vô Tích).
1502. Dương quan: Tên một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây, mạn tây bắc Trung Quốc.
1507. Yến thắm trôn kim: Chưa thực rõ nghĩa. Đại ý câu này nói: Kiều cho rằng việc hai người lấy nhau là việc không thể dấu kín được.
1508. Bưng mắt bắt chim: Bưng mắt lại thì không thể nào bắt được chim. ý nói không thể nào che giấu nổi việc có vợ lẽ.
1509. Đèo bòng: Có nghĩa là vương vít tình duyên.
1510. Nói sòng: Tức nói thẳng, nói trắng ra, không quanh co giấu giếm.
1519. Bào: áo. Thường thường trong khi ly biệt người ta hhay nắm lấy áo nhau, tỏ tình quyến luyến. Chia bào tức là buông áo.
1520. Phong: Một loại cây ở Trung Quốc, lá chia ra nhiều cành, gần giống lá cây thầu dầu ở bên ta, đến mùa thu thì sắc lá hoá đỏ.
Quan san: Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở.
1521. Dặm hồng: Dặm đường đi giữa bụi hồng. Chinh là đi đường xa, an là yên ngựa. Người ta thường dùng hai chữ chinh an để chỉ việc đi đường xa.
1528. Buồng trong: Chỉ vào người vợ. Cây này đại ý nói: Bây giờ hãy nói đến người vợ Thúc sinh làm chủ gia đình ở quê nhà.
1530. Lại bộ: Bộ lại, tức là quan trọng nhất trong sáu bộ của triều đình phong kiến.
1531. Duyên Đằng: Cổ thi: Thời lai phong tống Đằng vương các (Thời vận đến, gí đưa lại gác Đằng Vương). ý nói gặp cơ hội may mắn.
1534. Ràng buộc: Có nghĩa là thắt buộc, cho người khác vào khuôn, vào phép của mình.
1535. Vườn mới thêm hoa: ý nói Thúc sinh có thêm vợ lẽ.
1538. Đen bạc: Cùng nghĩa như bạc bẽo, phụ bạc.
Trăng hoa: Do chữ hoa nguyệt mà ra, ý chỉ sự chơi bời trai gái.
1541. Nền: Nền nếp của người trên, tư thế của mình là người bề trên.
1551. Nhãn tiền: Trước mắt.
1552. Tục ngữ: Chưa thăm ván đã bán thuyền. ở đây chỉ Thúc sinh là người mới nới cũ.
1560. Thị phi: Có nghĩa là việc phải thì nói thành trái, việc trái thì nói thành phải, thêu dệt phải trái làm cho người nghe mắc lầm.
1568. Lầu hồng: Do chữ hồng lâu, nhà ở bọn quyền quý, cũng dùng để chỉ chỗ ở của hạng phụ nữ giàu sang.
1571. Tẩy trần: Rửa bụi. Tục xưa, khi có người đi xa về thì đặt tiệc "tẩy trần", ý nói rửa sạch bụi bặm trong lúc đi đường.
1578. Khảo: Tra khảo.
1580. Rút dây động rừng: Tục ngữ, ý nói rút một sợi dây làm rung chuyển đến cả một khu rừng. Câu này ý nói: Thúc sinh sợ nói lộ câu chuyện lấy Kiều ra sẽ gây nên sóng gió trong gia đình.
1583-1584: Đại ý nói ngọc hay đã, vàng hay thau đôi ta đều đã biết phân biệt rạch ròi, không thể nào lầm lẫn được.
1593. Thuần: là một thứ rau, hức là một thứ cá. Trương Hàn đời nhà Tấn, đang lúc làm quan ở xa, thấy cơn gió thu, sực nhớ đến canh rau thuần và chả cá hức ở quê nhà, bèn bỏ quan mà về. Vì thế, người ta thường dùng hai chữ thuần hức để chỉ thú vui chơi nơi quê nhà.
1594. Cổ thi: Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cọng tri thu: (chỉ một lá ngô đồng rụng mà ai cũng biết là thu sang). Câu này đại ý nói: Thúc sinh ở quê nhà vừa bén mùi rau cá thì trời đã bắt đầu sang thu.
1596. Quan tái: cũng như quan ải, chỉ nơi núi non bờ cõi.
1599. Mây bạc: Do chữ bạch vân mà ra. Định Nhân Kiệt đời Đường đi làm quan xa, thường chỉ đám mây trên núi Thái Hàng mà nói: "Nhà cha mẹ ta ở đây". ở đây dùng để nói Thúc sinh có cha ở xa.
1606. Xe hương: Do chữ Hương xa, chỉ xe của phụ nữ.
Quy ninh là về hỏi thăm sức khoẻ của cha mẹ.
1609. Thành ngữ: Ngứa ghẻ hờn ghen ý nói hai điều khó chịu nhất.
1614. Hải đạo: Đường biển.
1621. Mầu: Mầu nhiệm: Mẹ Hoạn thư khen cái mưu ấy rất điệu rất hay.
1623. Buồm: Lá buồm. Lèo: dây treo buồm.
1624. Khuyển: chó, Ưng: chim cắt, hai loài vật dùng để đi săn. ở đây dùng để đặt tên cho bọn tôi tớ trung thành của họ Hoạn.
Côn quang: Cũng như côn đồ, dùng để chỉ bọn vô lại.
1626. Thuận phong: Thuận gió. Một lá: Một lá buồm, Kiều lúc ấy đang ở Lâm Tri, Lâm Tri nguyên là kinh đô nước Tề xưa, nên gọi là bến Tề.
1630. ấm lạnh: Do chữ Ôn sảnh (Đông ôn hạ sảnh), ngọt bùi do chữ cam chỉ, ý nói làm con phải quạt nồng ấm lạnh và phụng dưỡng những thức ngon lành cho cha mẹ.
1632. Lời non nước: Lời chỉ non thề biển. Lời sắt son: Lời trung thành vững chắc như sắt như son.
1633. Sắn bìm: Do chữ cát đằng mà ra. Xem chú thích 902.
1636. Cung Quảng: Cung Quảng hàn trong mặt trăng, ả Hằng tức ả Hằng Nga trong cung. Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ, trộm thuốc trường sinh của chồng rồi chạy lên ở một mình trên cung trăng; Câu này đại ý nói: Thôi thì liều sống một mình như Hằng Nga trong cung Quảng Hàn vậy.
1638. Ba sao: Do chữ Kinh Thi: Tam tinh tại thiên (ba sao ở trời). ở đây tác giả chỉ mượn câu ấy để nói đêm đó ngoài song gió thổi, giữa trời có trăng có sao v.v...
1642. Khốc quỷ kinh thần: Quỷ thần khóc, thần phải sợ, ý nói rất ghê sợ.
1667. Di hài: Hài cốt sót lại.
1668. Khâm liệm: Lễ mặc quần áo mới và bọc vải lụa cho người chết trước khi bỏ vào áo quan. Tang trai: Lễ đưa ma và làm chay.
1670. Lục trình: Đi đường bộ.
1673. Trung đường: Nhà chính giữa.
1674. Linh sàng: Giường thờ.
Bài vị: Mảnh gỗ viết tên người chết để thờ.
1680. Vĩnh quyết: Cũng như vĩnh biệt, từ biệt hẳn, không bao giờ gặp nhau nữa.
1684. Phi phù trí quỷ: đốt bùa mà gọi được quỷ đến.
Thông huyền: Thông cảm được với cõi huyền bí, tức cõi quỷ thần.
1685. Tam đảo: Ba đảo tiên: Bồng lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Người ta thường dùng để chỉ cõi thiêng liêng hoặc cõi tiên.
Cửu tuyền: Chín suối, tức là âm phủ.
1689. Đạo nhân: cũng như đạo sĩ, chỉ ông thấy pháp.
Tĩnh đàn: Đàn thờ thần thánh của bọn thầy pháp.
1690. Xuất thần: Linh hồn thầy pháp thoát ra ngoài thể xác để đi vào cõi thần linh.
1695. Mệnh cung: Cung là bản mệnh, một trong 12 cung của số Tử vi. Sách số có câu: Cung mệnh mà có sao Bột chiếu vào thì người ấy mắc nạn. Câu này đại ý nói: Xem số Thuý Kiều thì đang mắc nạn to.
1697. Chiền chiền: Tiếng cổ, có nghĩa là rành rành, hoặc liền liền.
1701. Đồng cốt: Ông đồng, bà cốt, những người làm nghề câu đồng, câu bóng.