3127 Xem thêm Chính biên quyển XXXIV, tờ 31.
3128 Sau đây 5 năm, Công Hãng bị truất ra làm Thừa chính sứ ở Tuyên Quang, rồi bị Trịnh Giang giết.
3129 Xem thêm Chính biên quyển XXXV, tờ 12.
3130 Mỗi tiền 60 đồng, xem lời chua của Cương mục chính biên quyển XXI, tờ 2.
3131 Xem thêm Chính biên quyển XXXV, tờ 29, 30.
3132 Nguyên văn chép Hàng Dịch Lộc. Tham khảo chú thích số 1 và 6 ở Chính biên tờ 5 và 6 sau đây.
3133 Xem thêm Chính biên quyển XXXV, tờ 27.
3134 Lời phê này có ý khen Nguyễn Công Thái chịu khó lăn lộn tìm được đúng chỗ sông Đỗ Chú.
3135 Thuộc tỉnh Hà Giang.
3136 Tác giả sách Đông Hoa lục, chính tên là Tưởng Lương Ký (Từ Hải trang 678). Ở đây Cương mục chép lầm là Kỳ.
3137 Tức đất của nhà Thanh lúc bấy giờ.
3138 Danh từ gọi viên quan tổng đốc mới kế tiếp đến nhậm chức thay viên quan trước.
3139 Nguyên văn chép: Hãng Dịch Lục, tham khảo với chú thích số 1.
3140 Nguyên văn chép: Khảng Dịch Lộc, Chính biên tờ 5 ở trên. Cùng một tên người chép trong một đoạn văn, mà 3 chỗ chép khác nhau, không rõ họ và tên viên này thế nào là đúng. Ở đây chúng tôi đều phiên "Hàng Dịch Lộc", theo như họ và tên chép trước tiên trong đoạn văn này cho được thống nhất.
3141 Một danh từ gọi chung các nước chư hầu do triều đình Trung Quốc lúc bấy giờ phong cho. Ý nói vua chư hầu có nhiệm vụ giữ đất đai do thiên tử Trung Quốc phong cho, để làm như phên giậu bảo vệ nước của thiên tử.
3142 Những chữ "quốc vương" chép ở đoạn này đều chỉ vua Lê lúc bấy giờ.
3143 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.
3144 Tức vua Thế Tông (Ung Chính) nhà Thanh.
3145 Xem thêm Chính biên quyển XXXVI, tờ 32.
3146 Xem thêm Chính biên quyển XXXVI, tờ 25.
3147 Xem thêm tờ 27 trong cuốn này.
3148 Bức thư chính tay vua viết ra. Xem thêm chính biên quyển XXXVI, tờ 25.
3149 Nay thuộc tỉnh Hà Nam.
3150 Nay thuộc xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
3151 Nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
3152 Nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
3153 Tức quyển sổ có dính tờ khải dâng lên phủ chúa.
3154 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.
3155 Nay thuộc tình Hải Dương.
3156 Nay là huyện Thụy Nguyên, T.P Hải Phòng.
3157 Đất huyện Lôi Dương nay thuộc Thọ Xuân và huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa.
3158 Sĩ Tiêm nhắc lại năm tháng mà Trịnh Giang đã bắt ép Dụ Tông truyền ngôi cho thái tử Duy Phường.
3159 Lời nói của Khổng Tử, chép trong thiên Học Nhi sách Luận ngữ. Ý nói: Sau khi cha mất, mà trong 3 năm người con không thay đổi công việc của cha thì người ấy có thể gọi là người con có hiếu.
3160 Thiệu Bình (1434-1439) một niên hiệu của Lê Thái Tông.
3161 Hồng Đức (1470-1497), một niên hiệu của Lê Thánh Tông.
3162 Tức Ngũ kinh: Mao thi, Thượng thư, Chu dịch, Lễ ký và Xuân thu.
3163 Tức Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung.
3164 Chỉ câu Sĩ Tiêm nói: Có quả Dụ Tông bị mỏi mệt mà thực lòng phó thác ngôi vua cho Duy Phường hay không-Lời phê có ý nói trong thời vua Lê chúa Trịnh mà dám nói câu này thật hiếm có, không khác gì chim phượng hoàng hót lúc mặt trời mới mọc.
3165 Chỉ đoạn cuối của lời điều trần thứ nhất, từ câu tôi cuối xin vương thượng... đến câu kéo lại mặt trời sắp lặn.
3166 Can có nghĩa là chắn. Thành là một bức thành. Cổ nhân thường dùng danh từ "can thành" để tượng trưng người võ thần có sức mạnh, ví như lá chắn để ngăn lại mũi tên, như bực thành để bảo vệ dất nước.
3167 Nay là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
3168 Xem chú thích số 1. Chính biên quyển XXXIII, tờ 9.
3169 Tức Duy Phường.
3170 Tức Trịnh Cương, bồ Trịnh Giang.
3171 Xem thêm tờ 10 trong cuốn này.
3172 Nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
3173 Danh hiệu gọi lính tứ trấn, khác với "ưu binh", danh hiệu gọi lính Thanh Nghệ.
3174 Sách in toàn văn đã chép trong năm Kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ và Xuân Thu) gọi chung là "Ngũ kinh đại toàn". Khác với sách do Bùi Huy Bích chép rút đi, mà học trò sau này đây gọi là sách "Quan hành".
3175 Nay là huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3176 Vợ Trịnh Cương và là bà của Trịnh Giang.
3177 Tục gọi là làng Lũ, nay thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội.