432 Một loại sách chép thể lệ công việc về điển chương chính sự của một đời.
433 Được kể là An Nam tứ khí (bốn thứ đồ của Việt Nam): 1. Chuông Quy Điền; 2. Tháp Báo Thiên; 3. Vạc Phổ Minh; 4. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
434 Vị thần chuyên chủ về việc để người cầu con.
435 Hầu cận nhà vua ở cửa Hoàng cung.
436 Lối xưa có tục đem đồ vật hoặc người thật mà chôn theo kẻ chết gọi là "tuận táng".
437 Chính thực là "Trọng Hòa" mới đúng. Đến năm sau, tức năm Kỷ Hợi (1119), Tống Huy Tông mới đổi niên hiệu làm Tuyên Hòa thứ 1. Đây chắc là sử Cương mục in lầm.
438 Xem thêm Chính biên quyển III tờ 5.
439 Xem thêm Chính biên quyển III tờ 5.
440 Một loại thú giống con hươu, mà nhỏ hơn, không có sừng.
441 Tức sông Nhị Hà.
442 Về việc dâng tù binh và khảo thưởng quân lính.
443 Thạch Bích: một dân tộc mán ở miền núi Thạch Bích tỉnh Quảng Ngãi (Trung Bộ). Dưới triều Gia Long (1802-1819). Lê Văn Duyệt có đi đánh dẹp mán này.
444 Chỉ việc dâng cây cau. Ý nói nhà sư ấy đáng khinh bỉ.
445 Sâu cắn lúa.
446 Tháng đầu mùa đông, tức là tháng 10 âm lịch.
447 Tức Hội tường đại khánh.
448 Tức Thiên Phù duệ vũ.
449 Nguyên văn là "cam lộ" (móc ngọt).
450 Nay thuộc tỉnh Hà Nam.
451 Xem chú giải ở Chb. I, 9.
452 Hội chơi đèn.
453 Kinh đô nhà Tống.
454 Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông.
455 Nguyên văn là "vẫn", ta thường gọi là "sao sa" hay "đổi ngôi".
456 Bỏ đồ trở.
457 Về việc sớm bỏ tang phục.
458 Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
459 Nhà Đường, chia trong nước làm 10 đạo, đặt các phủ lệ thuộc vào các vệ. Mỗi phủ, đặt một người làm chức chiết xung đô úy. Từ việc đi trận đến việc túc vệ, phủ binh tùy theo đường xa hay gần mà chia phiên nhau.
460 Đặt quân đội ở ngay trong đám nông dân: khi vô sự thì làm ruộng, khi có việc thì ra chiến đấu.
461 Nơi nhà vua học tập.
462 Chức quan coi về việc nhạc.
463 Miếu thần núi Đồng Cổ.
464 Cương mục Chb. IV, 23 in lầm là Thánh Tông.
465 Một trong năm cữu trưng chép trong thiên Hồng phạm . Lời Cơ Tử trình bày với Chu Vũ vương.
466 Ông họ Trần khéo can gián.
467 Sau ngày chết một trăm ngày, rước thần chủ đến tế ở thái miếu gọi là "lễ phụ".
468 Chỉ việc bắt con gái nhà các quan đợi sau cuộc tuyển, không được vào cung, mới cho đi lấy chồng.
469 Sùng hiền hầu.
470 Cầu hửng tạnh.
471 Chổ để thiên tử ở khi đi tuần du.
472 Nguyên văn là "xương". Theo Từ Nguyên tập "hợi" trang 58, "xương" là thứ cá biển dài hàng một thước (thước Trung Quốc), mình dẹp mà tròn, đầu nhỏ, cổ rụt, đầu, lưng và vây đều màu xanh da trời, bụng màu nhàn nhạt, vảy rất nhỏ, thịt trắng, xương mềm, nhiều mỡ. Xem thêm Lời chua ở dưới Cương mục .
473 Nguyên văn là "công". Theo Khang Hy tự điển , "công" là tên một thứ cá. Xem thêm Lời chua ở dưới của Cương mục .
474 Sách nhà trời bảo cho hạ giới biết: thánh nhân (chỉ nhà vua) muôn năm.
475 Xem Cương mục Chb. IV, 27.
476 Đàn cúng do đạo sĩ cúng để cầu chúc cho nhà vua sống lâu.
477 Người vâng nhận mệnh lệnh của nhà vua dặn lại khi sắp chết.
478 Nghĩa là cho Minh Không một số làng xã gồm có vài trăm gia đình để Minh Không được lấy tô thuế mà ăn lộc và được có người phục vụ công việc ở chùa mình tu; vài trăm họ ấy không phải đóng tô thuế và cùng sưu dịch cho nhà nước nữa.
479 Tức chùa Keo thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
480 Đàn tế chuyên dùng khi có hạn hán thì làm lễ cầu mưa. Theo truyện Công dương trong kinh Xuân thu , vua thân hành đến đàn Nam Giao cầu đảo, cho đồng nam, đồng nữ mỗi bên tám người vừa múa vừa hô to "vu! vu!...". Vì thế gọi là đàn vu.
481 Chỉ việc trước đó bỏ đích lập thứ, sau lại bỏ con lớn lập con bé.
482 VSL III 3a viết là Ông Thân Lợi.
483 Vợ lẽ ở trong cung nhà vua.
483 Như gươm, dao, v.v...
484 Cung Công bị tội lưu, Hoan Đâu bị đem đi an trí, Tam Miêu bị phóng trục, Cổn bị giam cầm đến chết.
485 Ý nói một số nhiều, chứ không cứ phải đúng một trăm.
486 Nguyên văn là "dao lĩnh" nghĩa là chịu trách nhiệm giữ chức cai trị ở một nơi nào đó, nhưng bản thân lại đóng ở một nơi xa, chứ không đến làm việc tại chỗ.
487 Chỉ Mâu Du Đô.
488 Chỉ việc dâng chim sẻ trắng.
489 Sổ kê khai từng hộ.
490 Trang cũng như bây giờ gọi là phố xá, nơi tập trung nhiều hàng hóa để tiêu thụ đi các nơi.
491 Sách ta cũng như một số sách Trung Quốc phần nhiều viết Qua Oa nhưng theo Từ Nguyên (trang 954), thì là Trảo Oa (Java).