221 Xem Tb.IV, 29.

222 Nghệ An.

223 Một khu vực hành chính xưa ở miền rừng núi, cũng như các bản, các trại, v.v...

224 Một khu vực hành chính xưa ở miền rừng núi, cũng như các bản, các trại, v.v...

225 Một khu vực hành chính xưa ở miền rừng núi, cũng như các bản, các trại, v.v...

226Toàn thư và Sử ký đều chép Dự là chú của Đinh Bộ Lĩnh và, về đời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh, có một vài chi tiết hơi khác, như: Đàm thị đem con đến cư trú ở bên đền thờ thần nơi động núi, và chiếc cầu mà Bộ Lĩnh chạy qua đó là cầu "Nương Loan" thôn Đàm Gia (Tth, 1, 1-2). Lại như: "Đinh Tiên Hoàng, khi còn bé, chơi đùa với các mục đồng, được chúng tôn làm vua. Tiên Hoàng lấy làm sung sướng, rình lúc mẹ đi vắng, cầm đầu các trẻ chăn trâu, về nhà bắt trộm lợn của mẹ, đem làm thịt để khao chúng. Mẹ về, sợ rằng "con dại cái mang", mới nói chuyện với người chú (của Bộ Lĩnh) là Đinh Dự. Dự nổi giận, vác dao ra đồng lùng tìm cháu. Bấy giờ Tiên Hoàng và các nhi đồng, hàng nào toán ấy, đang ăn uống. Bọn Điền và Bặc xông ra chống chọi với Dự để cho Tiên Hoàng thừa cơ chạy trốn. Dự đuổi đến bên sông, thấy con rồng vàng vươn mình ngang sông làm như cầu phao để cho Tiên Hoàng vượt qua. Dự đâm sợ; ném bỏ dao, đi về. Tiên Hoàng liền chạy sang Giao Thủy (nay thuộc Nam Định), theo phường chài làm nghề chài lưới. Việc bắt được ngọc khuê là ở lúc đi chài lưới này...". (Sk.1, 2).

227 Tên hiệu đáng tôn kính để gọi nhà vua khi còn sống, phân biệt với miếu hiệu là tên hiệu đặt cho nhà vua khi đã chết, thờ cúng ở nhà thái miếu (xem thêm chú giải ở Tiền biên Tng6).

228 Đặt niên hiệu là Thái Bình (970-979).

229 Chức quan coi việc hình ngục.

230 Bấy giờ trong nước chia làm mười đạo. Thập đạo tướng quân tương tự như Tổng tư lệnh quân đội bây giờ.

231 Nay thuộc tỉnh Hà Nam. - Toàn thư Bản kỷ 1 , 13a chép Lê Hoàn người Ái Châu. Đại Việt sử ký Bản kỷ 1 , 18b cũng nêu theo như thế, nhưng đến tờ 19b có đưa ra lời nhận xét thế này: "Đại Hành là người Bảo Thái huyện Thanh Liêm, chứ không phải là người Ái Châu. Sử cũ (cựu biên) chép lầm".

232 Quan đứng đầu triều.

233 Các quan chức phong riêng cho các nhà sư, đạo sĩ.

234 Các quan chức phong riêng cho các nhà sư, đạo sĩ.

235 Xem chú giải ở Tb.II, 16.

236 Xem chú giải ở Tb.I, 14-15.

237 Chỉ Đinh Liễn.

238 Chỉ Đinh Tiên Hoàng.

239 Nguyên văn là "trật dĩ duy sư". Đây dịch theo nghĩa ở hào "Cửu nhị", quẻ "Sư" trong kinh Dịch .

240 Nghĩa là hằng năm phải nộp một phần năm (1/5) trong số binh mã hiện có để đóng góp vào việc chinh phạt. Theo Tống sử Thực hóa chí , mỗi tỉ suất cứ hai binh thì một mã, như binh có 6.800 người thì ngựa phải 3.400 con. Hằng năm, phải lấy ra một phần năm (1/5) đặt làm ngạch "thượng phiên" để cung cấp về chinh dịch. - Nguyên văn là "trù chi tỉnh phú". Cũng có thể theo nghĩa trong sách Chu Lễ mà dịch là: được kinh lý đất đai trong nước mình mà bắt nộp thuế những số ruộng đất phì nhiêu.

241 Chỉ việc Tống phong Đinh Liễn làm Giao Chỉ quận vương.

242 Một bộ sách có giá trị, tác giả là Vương Xứng đời Tống, toàn bộ 130 quyển, trình bày công việc chín triều vua nhà Bắc Tống (960- 1126).

243 Một chức quan phục vụ ở trong cung dùng để sai bảo, truyền lệnh.

244 Chức quan trông coi về giấy tờ, thường gọi là thư lại.

245 Nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

246 Chữ "sách" đây là sách văn, không phải là quyển sách. Thời Tự Đức (1848-1883), trong bộ có tư cho các tỉnh làm một bản sách văn ghi rõ lịch sử trong tỉnh; khi làm xong sách văn ấy, đệ trình vào bộ, tỉnh nào cũng phải đều rõ sách văn của tỉnh ấy. Thí dụ: Ninh Bình tỉnh sư Hàn Lâm viện sách , hoặc Hà Nội tỉnh sư Hàn lâm viện sách , v.v... Cương mục viết tắt là Ninh Bình sách hoặc Hà Nội sách ...

247 Chức quan đời Đinh, trông coi quân đội ở bên ngoài.

248 Tên là Đánh, em Chu Vũ vương. Khi Vũ vương mất rồi, con là Thành Vương còn thơ ấu, Chu công phải tạm cầm chính quền, sắp xếp mọi việc, cho đến khi Thành Vương khôn lớn thì trao trả.

249 Con nít, đây chỉ Đinh Toàn.

250 Chỉ Đinh Tiên Hoàng.

251 Chỉ Đinh Toàn.

252 Thanh Hoá.

253 Nay thuộc tỉnh Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

254 Nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

255 Nay là hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Dương.

256 Nay là xã Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

257 Nay là huyện Can Lộc. Can Lộc và Thạch Hà đều thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

258 Phạm Cự Lạng người Chí Linh (Hải Dương); ông nội là Chiêm, làm đồng giáp tướng quân đời Ngô Vương Quyền; cha là Man, làm tham chính đô đốc đời Ngô Nam Tấn; anh là Hạp, làm vệ úy đời Đinh Tiên Hoàng, cùng với Đinh Điền và Nguyễn Bặc dấy quân đánh Lê Hoàn, nhưng thất bại (theo Nguyễn Nghiễm trong Đại Việt sử ký, Bản kỷ , 1, 14).

259 Chỉ việc khuyên mời Lê Hoàn lên ngôi vua.

260 Quy luật xoay vần, hết trị đến loạn, hết dở đến hay, theo tư tưởng xưa.

261 Đời Ngũ Đại (907-959), Triệu Khuông Dận (tên Tống Thái Tổ) khi đem quân đóng ở Trần Kiều, say rượu, nằm ngủ, qua sáng hôm sau, được các tướng suy tôn làm thiên tử. Khuông Dận chưa kịp đáp ứng, thì họ khoác luôn cho chiếc hoàng bào, tung hô vạn tuế. Việc này giống việc Dương hậu đem áo long cổn khoác vào mình Lê Hoàn. Còn chuyện sau đây của Triệu Khuông Dận thì giống chuyện Lý Công Uẩn khi sắp lên thay nhà Lê có bài sấm ở thân cây gạo (x. Chb.II, 4-5). Bấy giờ Khuông Dận còn làm quan với nhà Chu (951-959). Một hôm, Chu Thế Tông tìm trong hòm đựng văn thư, bắt được một mảnh gỗ dài 3 thước, trên có chữ "Kiểm điểm tác thiên tử" (quan kiểm điểm sẽ làm vua). Lúc ấy, Trương Vĩnh Đức đương giữ chức Kiểm điêm, Thế Tông lấy làm ngờ, bãi chức Trương Vĩnh Đức mà cho Triệu Khuông Dận làm Kiểm điểm. Được ít lâu quân sĩ lập Khuông Dận làm vua.

262 Dòng đây là theo lối viết sách nho xưa: từ bên phải sang bên trái, và từ trên xuống dưới. Viết ở "dưới dòng" tức là chua thành hai dòng chữ nhỏ dưới dòng chính, tục gọi là chua "lưỡng cước".

263 Người đời Tấn (265-420), tên tự là Nguyên Tử. Khi Bắc phạt, thua trận, quay về Kiến Khang (nay ở phía nam Nam Kinh), phế bỏ Đế Dịch, lập Giản Văn đế, định làm việc thoán đoạt, nhưng rồi bị bệnh chết.

260 Ý nói: Phương Nam khí nóng nung nấu, như lửa thiêu cáy, như hơi nước sôi; biển Nam khí độc bao bọc, trên thì mây mù phủ kín, dưới thì hơi đá bốc ra. Ta sẽ đem ơn đức của Nghiêu Thuấn là hai vị thánh quân thời xưa của Trung Quốc mà giúp đỡ cho. Vì Đế Nghiêu có đức độ thánh nhân, dân chúng nương nhờ không khác gì cây cối nhờ vào mưa móc; Đế Thuấn thay Đế Nghiêu trị vì, gẩy đàn năm dây, hát bài Nam phong: "Gió nam mát mẻ, có thể cởi mở được lòng buồn nản của dân ta, gió nam hợp thời, có thể làm cho dân ta được giàu của cải". Bức thư của vua Tống về đoạn này, bằng giọng đạo đức giả, nói sẽ đem văn minh Trung Quốc sang khai hóa cho dân Giao Chỉ.

261 Chỉ Lê Hoàn.

262 Chỉ Lê Hoàn.

263 Xem chú giải ở Chb.I, 3.

264 Thành và hào để phòng thủ của một nước.

265 Nhà thờ tổ tiên các vua chúa của một nước.

266 Nơi nhà vua nghỉ và ngủ.

267 Triệu Đà làm chức uý.

268 Triều Tống, Lý Giác là người Tống, nên gọi Tống là bản triều.

269 Thửa ruộng chính thiên tử tự cày lấy, hoa lợi sẽ dùng vào việc cúng tế.

270 Tục gọi núi Đọi.

271 Nay thuộc tỉnh Hà Nam.

272 Long Việt, Long Thâu và Ngân Tích đều là con Lê Hoàn. Sách Cương mục này, ở phần Cương , chép "Lập Long Việt làm Nam Phong vương", ở phần Mục lại chép thêm cả việc phong cho con trưởng và con thứ mà đều chép là phong. Vì, theo thể lệ chép sử đời phong kiến, đối với người nào sau này có nhiều phần quan hệ, thì chép một cách đặc biệt hơn người khác để có phân biệt. Long Việt sau này được lập làm thái tử và nối ngôi vua, nên ở đây, Cương mục mới riêng nêu lên ở phần Cương và chép là "lập".

273 Một chức quan to, dưới hàng tam công. Chỉ vua chư hầu nào có công đức được triều đình kính trọng, mới được phong chức này.

274 Quân thủy với các thuyền chiến.

275 Tức châu Trường Yên.

276 Một niên hiệu của Tống Thái Tông, từ 976 đến 983.

277 Một niên hiệu của Tống Chân Tông, từ 998 đến 1003.

278 Còn có tên nữa là Minh Đề.

279 Nay Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

280 Nay là huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

281 Nay là huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và một phần của huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).

282 Nay gồm huyện Tiên Sơn (Bắc Ninh) và huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội).

283 Nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.

284 Nay hợp nhất với huyện Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn (Bắc Ninh).

285 Sông Cà Lồ.

286 Nay huyện Tiên Lữ thuộc tỉnh Hưng Yên.

287 Nay gồm huyện Ninh Giang (Hải Dương) và huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

288 Tức Chiêm Thành.

289 Chỉ Chiêm Thành.

290 Chỉ Lê Đại Hành.

291 Tội làm loạn, giết người.

292 Chỉ bóng về giặc giã.

293 Nguyên văn là "Đa Cái cảng".

294 Trường sở.

295 Kinh đô của nhà Bắc Tống (960-1126).

296 Nhà riêng để nghỉ ngơi của vua chúa xưa.

297 Theo chế độ phong kiến xưa, trong thời gian quá độ "vua trước mới chết chưa có tên thuỵ, vua sau đã lên ngôi", quần thần thường dùng danh từ chung chung mà gọi vua mới chết ấy là Đại Hành hoàng đế để cho phân biệt với vua mới. Về danh từ "Đại Hành", có hai nghĩa: 1- Vua đã đi dài, không trở về nữa; 2- Vua có đức hạnh to, tất phải được danh lớn. Về trường hợp Lê Hoàn này đáng lẽ, theo công thức phong kiến, chỉ gọi tạm là Đại Hành trong một thời gian như trên đã nói, nhưng vì không có tên thuỵ và tên miếu hiệu, nên cứ phải gọi là "Đại Hành" mãi mãi như trăm nghìn vua khác khi mới chết cũng gọi là "Đại Hành" (xem thêm " Lời chua " của Cương mục ).

298 Màu xanh lá cây.

299 Chỉ Lê Đại Hành.

300 Xem " Lời chua " ở sau của Cương mục .

301 Giang Lăng phủ đời Tống, thuộc tỉnh Hồ Bắc.

302 Hồ Châu đời Tống, thuộc tỉnh Chiết Giang.

303 Chỉ Lê Ngọa Triều.

304 Chín kinh sách nhà nho. Có hai thuyết. Thuyết thứ nhất, Cửu kinh gồm có: 1) Chu lễ; 2) Nghi lễ; 3) Lễ ký; 4) Tả truyện; 5) Công dương; 6) Cốc lương; 7) Dịch; 8) Thi; 9) Thư; Thuyết thứ hai: 1) Dịch; 2) Thi; 3) Thư; 4) Lễ; 5) Xuân thu; 6) Hiếu kinh; 7) Luân ngữ; 8) Mạnh tử; 9) Chu lễ;