67 Chỉ nước Nam Việt nhà Triệu.
68 Riêng chỉ địa bàn Quảng Đông lúc bấy giờ.
69 Riêng chỉ địa bàn Quảng Đông lúc bấy giờ.
70 Nguyên văn là "Âu, Lạc giai hàng".
71 Lịch Đạo Nguyên, tên tự là Thiện Trưởng, người đất Phạm Dương đời Bắc Ngụy, làm ngự sử trung úy, có soạn Thủy kinh chú 40 quyển. Sách này rất được giới văn học quý trọng.
72 Vì Sử Cương mục dẫn theo một bản Thủy kinh chú khác (Phường bản), nên có vài điểm dị đồng như: Giao Châu ngoại vực ký chép là Giao Chỉ thành ký . Câu "cập nhị quận dân hộ khẩu bạ nghệ Lộ tướng quân..." chép là "cập nhị quận dân hộ bạ hàng Lộ tướng quân..." và trên chỗ "chư Lạc tướng" không có chữ "chủ"... Vậy nay, để tiện tham khảo, xin theo một thiện bản khác mà dịch lại cả đoạn văn Thủy kinh chú ấy như thế này: "Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 tr.c.ng.) đời Hán Vũ đế, lập lỵ sở cho chức đô úy (ở huyện Mi Linh). Sách Giao Châu ngoại vực ký chép rằng: [Nam] Việt vương sai hai sứ giả coi quản nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Về sau, nhà Hán sai phục ba tướng quân Lộ Bác Đức đánh [Nam] Việt vương Lộ Bác Đức đến Hợp Phố, [Nam] Việt vương sai hai sứ giả đưa đến Lộ tướng quân trăm con trâu, nghìn chung rượu và sổ hộ khẩu của dân hai
73 Xem chú thích 3, 4 trang trước.
74 Đây theo Cương mục chua âm là "Liên thụ" (c.2, t.5). Nhưng ở Phương Đình địa chí quyển 1 tờ 11b có cho biết rằng: Nguyên ở Hán chí âm là La Lũ; đến đời Nam Tề vì viết lầm, nên người sau mới lầm là Liên và đọc là thụ .
75 Ở đây chắc là có sự nhầm lẫn. Thứ sử là chức quan đứng đầu một châu (bộ). Nhà Hán bắt đầu đặt từ năm Nguyên Phong thứ 5 (106 tr.c.ng.). Năm Tân Mùi, Nguyên Phong thứ 1 (110 tr.c.ng.). Thạch Đái không thể làm thứ sử Giao Chỉ được.
76 Mục là chăn dắt . Quan mục Giao Chỉ tức là người chăn dắt dân ở quận Giao Chỉ. Ở đây chỉ chức quan đứng đầu một quận, tức Thái thú.
77 Chữ "Nhâm" họ của Nhâm Diên chép ở đây, cũng như họ của Nhâm Hiêu chép ở quyển I, âm là nhâm như ta thường đọc, nhưng về tự dạng, thì sử Trung Quốc và Đại Việt sử ký của ta đều chép nhân bên nhâm Đại Việt sử ký toàn thư thì bớt nét sổ chữ nhâm đi, còn sách Cương mục này thì bớt chữ nhâm đi mà chỉ chép nhâm ___, vì sử thần triều Nguyễn kiêng tên húy Tự Đức.
78 Chức quan đứng đầu một quận do nhà Hán đặt ra từ năm Nguyên Phong thứ 5 (106 tr.c.ng.).
79 Trong Thủy kinh chú quyển 37, tờ 62 chép chồng bà Trưng tên là Thi: "... Chu Diên lạc tướng tử danh Thi, sách Mi Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê...": Con Lạc tướng ở Chu Diên, tên là Thi, hỏi lấy (sách) con gái lạc tướng ở Mi Linh, tên là Trưng Trắc, làm vợ.
80 Nay là tỉnh Vĩnh Phúc.
81 Trần (557-589) là một triều đại thuộc Nam triều (Trung Quốc) bị Tùy diệt năm 589.
82 Chỉ Mã Viện, vì khi sống, Viện được phong làm Phục Ba tướng quân.
83 Xem thêm Phương đình địa chí loại , quyển 2, tờ 34-36, chỗ khảo về "thuyết đồng trụ".
84 Thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
85 Đời cổ, Trung Quốc chia thiên hạ làm chín châu, tên các châu mỗi đời có hơi khác nhau, như: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Úng, Dự, Lương, Kinh, Dương, là chế độ nhà Hạ; Ký, Duyện, U, Tứ, Ứng, Dự, Dinh, Kinh, Dương, là chế độ nhà Ân; Ký, Duyện, Thanh, U, Úng, Dự, Tinh, Kinh, Dương, là chế độ nhà Chu. Tóm lại, chín châu là khu vực trung nguyên của Trung Quốc.
86 Đời cổ những đất Giang, Chiết, Mân, Việt là chủng tộc người Việt ở, nên gọi chung là Bách Việt. Như U Việt ở Chiết Giang; Mân Việt ở Phúc Kiến; Dương Việt ở Giang Tây; Nam Việt ở Quảng Đông; Lạc Việt ở Việt Nam; v.v...
87 Tên một chức quan to đời cổ, đứng đầu các chư hầu trong một phương.
88 Đơn vị đong lường xưa của Trung Quốc. Mỗi thạch ăn 10 354 688 công thăng (lít).
88 Chức quan đứng đầu Ngự sử đài.
89 Chỉ bốn châu Kinh, Dương, Duyện, Dự nói trên.
90 Chỉ Trung Quốc.
91 Ý nói xét tài năng mà bổ dụng, chứ không phân biệt người Bắc người Nam.
92 Bức công văn có đóng ấn để làm tin.