1 Thần Nông thị, một vua đời thượng cổ Trung Quốc, lấy lửa tượng trưng cho đức tính mình, nên gọi là Viêm đế, bắt đầu chế cày bừa, dạy dân làm ruộng, nên gọi là Thần Nông thị.

2 Xem Tb. 1, 14-15.

3 Xưa, đất vùng các tỉnh Giang, Chiết, Mân, Việt là chỗ Việt tộc ở, gọi là Bách Việt, như: Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Việt Nam.

4 Vĩnh Tường nay thuộc Vĩnh Phúc.

5 Lâm Thao nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

6 Nay ở địa phận huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

7 Nay ở địa phận huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

8 Vợ thứ Đế Cốc là Giản Địch, cầu tự ở thần Cao Môi, bắt được quả trứng chim huyền điểu, nuốt rồi có mang, sinh ra ông Tiết, làm quan tư đồ đời Đường, Ngu, được phong ở đất Thương, tức là tiên tổ nhà Ân Thương. (Lịch sử cương mục bổ 1, 11) .

9 Mẹ Phục Hi ở bến Hoa Tư, giẫm vào vết chân của người to lớn, trong bụng thấy cảm động, rồi sinh ra Phục Hi. (Thông giám tập lãm 1, 1) .

10 Xem lời chua ở sau.

11 Triều Nguyễn.

12 Chỉ các chúa Nguyễn.

13 Miếu hiệu của Gia Long Nguyễn Ánh.

14 Sơn Nam nay gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình (đến Lê Cảnh Hưng thứ hai (1741) đặt làm Thanh Hoa ngoại trấn) và các huyện Kim Động, Ân Thi, Châu Giang (phần huyện Khoái Châu cũ) thuộc tỉnh Hưng Yên; Thanh Trì (Hà Nội); Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên (Hà Tây).

15 Nay là Bắc Giang, Bắc Ninh;

16 Gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

17 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

18 Quan chức nói chung, đời cổ đặt quan chức chia công việc, mỗi người chuyên giữ một nhiệm vụ riêng. Hữu tư đây có lẽ là viên chức hành chính cấp dưới.

19 Một vua trong ngũ đế về thời thượng cổ Trung Quốc (2257-2258 tr.c.ng.), con Đế Khốc, họ là Y Kỳ, hiệu là Phóng Huân, lúc đầu được phong là Đường hầu, khi làm vua đóng đô ở đất Đào, nên gọi là Đào đường thị, trị vì 100 năm, truyền ngôi cho Ngu Thuấn.

20 Một trong bốn viên quan (Hi Trọng, Hi Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc) giữ việc làm lịch về đời Đế Nghiêu. Khi lịch đã làm xong, Đế Nghiêu sợ suy trắc hoặc có chỗ sai lầm, nên lại phân phối bốn viên quan ấy mỗi người giữ việc suy trắc kỹ lại khí hậu ở một phương, về phần Hi Thúc chịu trách nhiệm ở Nam Giao.

21 Vào giữa tháng 5 âm lịch, ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, ngày hôm ấy ở Bắc bán cầu ngày rất dài, đêm rất ngắn, ở Nam bán cầu thì trái lại.

22 Âm lịch chia mỗi mùa 3 tháng, theo thứ tự mạnh, trọng, quý; trọng hạ là giữa mùa hè, tức tháng 5 âm lịch.

23 Tên là Trừng, tự là Trọng Mặc, người huyện Kiến Dương, phủ Kiến Ninh, tức đạo Kiến An thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc bây giờ). Thái Trừng là người làm Tập truyện kinh Thư.

24 Phần Cương trong nguyên văn có ba chữ "lý nam ngoa", nên trong Lời chua này mới nói đến.

25 Tên tự là Nghi Trọng, người ở Phủ Điền, tức đạo Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến bây giờ, Trịnh Tiều làm quan Khu mật viện biên tu triều Tống, có làm sách Thông chí 200 quyển.

26 Thước cổ, độ 32 công phân (0m32).

27 Lối chữ cổ đời nhà Chu (1134-250 tr.c.ng.): đầu to, đuôi nhỏ, giống con nòng nọc, nên tục gọi là lối chữ "khoa đẩu" (nòng nọc).

28 Thứ xe dùng cho phụ nữ, có vải che.

29 Hiện nay, Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

30 Huyện đây là một danh từ để gọi chung cho khu vực ở từng địa phương, chứ không phải như tên các quận huyện, châu huyện phủ huyện sau này.

31 Trong An Nam chí nguyên còn thêm: "Chỗ đóng đô của An Dương Vương vốn là đất Việt, nên người sau gọi là Việt vương thành". (tr. 135)

32 Tức người Trung Quốc, nói chung. Thời đại nhà Đường lúc toàn thịnh, uy danh vang dội các nước ở phía Tây phía Nam Trung Quốc, lúc bấy giờ người Trung Quốc ra trú ngụ ở nước ngoài thường tự xưng là "người Đường ___________ ", nay các Hoa Kiều ở Nam Dương vẫn còn giữ tên gọi ấy. Ở Quảng Đông họ gọi người trong nước là người Đường, bữa cơm ăn gọi là bữa cơm Đường.

33 Thứ ngọc trai không tròn gọi là "cơ".

34 Giới hạn khu vực của từng địa phương, Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, chia trong nước ra làm 36 quận, các huyện tùy theo địa thế thông thuộc ào quận, chính trị quận huyện bắt đầu từ đấy.

35 Những người có nhiệm vụ phải giữ biên giới gọi là "lính thú"; người có tội phải đầy đi làm việc ngoài biên giới gọi là "đày đi thú".

36 Đời Tần gọi Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ là đất Lục Lương ( Từ nguyên, tuất tập , tr. 126).

37 Ở phía tây Phiện Ngung; nay là Quảng Tây (Trung Quốc).

38 Làng Chèm, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.

39 Thước cổ, ước chừng 32 công phân (0m32).

40 Xem Lời chua ở sau.

41 Một chức quan, đặt ra từ đời Hán, giúp viên thái thú trong quận, giữ việc xem xét sự lầm lỗi của những người dưới quyền mình.

42 Nay thuộc tỉnh Cam Túc ( Từ Hải, tr. 1107).

43 Có âm nữa là Ngao.

44 Chức quan thời nhà Tần, đứng đầu một quận.

45 Chức quan đứng đầu một huyện.

46 Tiên Du nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

47 Toán quân điều khiển các thuyền chiến mà chiến đấu.

48 Tên gọi một khúc Nhị Hà xưa.

49 Bắc cây làm đường, gọi là sạn đạo. Đời xưa, đường sá chưa thông đồng, những nơi rừng núi hiểm trở xa xôi, người ta phải dựa vào núi bắc cây làm đường để đi lại cho tiện. Những cây bắc đường nếu đã bị phá hủy thì ngoài không có lối vào được.

50 Một dấu hiệu làm bằng chứng để làm tin, chế bằng ngọc, hoặc loài kim, hoặc tre, gỗ, trên mặt có khắc chữ, cắt ra làm đôi, triều đình và viên quan ngoài biên trấn mỗi bên giữ một nửa. Triều đình có việc gì cần trao đổi với viên quan ngoài biên trấn nào thì sai sứ cầm một nửa phù tín của triều đình giữ đến biên trấn ấy, viên quan ngoài biên trấn đem một nửa phù tín của mình giữ kháp hợp với nhau, để phân biệt thật giả; khi viên quan biên trấn có việc sai người vào triều đình cũng dùng cách thức kháp hợp phù tín như trên.

51 Năm vị hoàng đế đời cổ Trung Quốc. Có ba thuyết khác nhau. Thuyết thứ nhất: Thái Hiệu, Thần Nông, Hoàng đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc. Thuyết thứ hai: Hoàng đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn. Thuyết thứ ba: Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn.

52 Các vương có hiền đức ở Tam Đại (Hạ, Thương, Chu).

53 Theo chế độ xưa, xe của thiên tử trong lót lụa vàng gọi là "hoàng ốc xa".

54 Lá cờ lớn làm bằng đuôi con Ly ngưu, vì lông đuôi nó nhỏ mà dài. Cờ này để cắm vào phía tả đầu trục bánh xe thiên tử, nên gọi là "cờ tả đạo".

55 Hán Cao tổ.

56 Chức quan giữ việc giao thiệp ứng đối với các người nước ngoài do nhà Tần đặt ra, nhà Hán noi theo.

57 Hán Văn đế, lúc trước, được phong làm tước vương ở đất Đại.

58 Nguyên văn là "Phục lĩnh _______". Xem lời chua ở sau của Cương mục .

59 Người làm quan lại ngày trước.

60 Một thứ vỏ ốc biển trắng như ngọc, có vân tia tỉa, bóng láng, sạch sẽ, đáng yêu. Cổ nhân dùng làm tiền tệ.

61 Nguyên văn là "quế đố", tức sâu cây quế to bằng ngón tay trỏ, màu tía mà thơm, ngâm mật, dùng làm một món ăn rất quý.

62 Theo luật lệ đời Hán, chư hầu đối với thiên tử, mùa xuân đi chầu gọi là "triều", mùa thu gọi là "sảnh".

63 Lời khiêm tốn của vua thứ hầu đời cổ tự xưng mình, ý nói mình là người ít tài đức.

64 Chỉ Triệu Đà.

65 Chỉ việc Hán Vũ đế giúp Triệu vương đánh Mân Việt vương.

65 Có sách chép là "Vệ dương".

66 Tức là Sử ký sách ẩn , gọi tắt, một bộ sách chú giải Sử ký , gồm 30 quyển, do Tư Mã Trinh, đời Đường, soạn.