1930 Đoạn sông Mã chảy qua hai huyện Vĩnh Lộc và Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

1931 Tức cha mẹ bà Ngô thị Ngọc dao, mẹ lê Thánh Tông.

1932 Quan giản nhậm: quan trị nhậm ở nơi ít việc, quan thái giản: quan trị nhậm những nơi rất ít việc.

1933 Chức nhàn tản: chức quan coi việc nhẹ, chức thái nhàn tản: chức quan coi việc rất nhẹ.

1934 Thần tỷ: một loại con dấu của nhà vua.

1935 Sở đồn điền: trông coi việc mở đồn điền, ty tàm tang trông coi việc dâu tằm, ty Tinh mễ trông coi việc trồng lúa, ty Chủng thái trông nom việc trồng rau.

1936 CMCB 22, 35 chép là ở Sơn Man ở châu Bằng Tường của nhà Minh.

1937 Học sinh ba xá (Tam xá học sinh): học sinh của ba xá gồm Thượng xá,Trung xá và Hạ xá.

1938 Đào Biểu: làm chức Nội nhân thị hậu phó chưởng, chết theo Nhân Tông trong loạn Nghi Dân.

1939 Thiên Nam động chủ và Đạo Am đều là tên hiệu của Lê Thánh Tông.

1940 Thí quan:những viên quan chưa được tuyển bổ chính thức.

1941 Cửa Linh Trường: nay là cửa Lạch Trường, huyện Hậu Lộc, tỉnh Tỉnh Thanh Hóa.

1942 Trích từ câu "Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy" (người nhân thì ưa núi, người trí thì ưa nước) của sách Luận ngữ.

1943 Tức bài thơ Đường luật 8 câu 7 chữ.

1944 Thượng Kinh: chỉ kinh đô Thăng Long.

1945 CMCB23, 5b chép là Chiêu Văn quán.

1946 Tụng quan: quan văn theo hầu vua.

1947 Xuất thân: như giám sinh, sinh đồ và người thi đỗ thư, toán (CMCB 23, 10a).

1948 Phủ: là phủ của thân vương, công chúa. Nha: là nha môn của hoàng tử,quốc công, quận công,hầu, bá, tử, nam (CMCB 23, 11a).

1949 Tam phi: tức Quý phi,Minh phi, Kính phi.

1950 Cửu tần: tức Chiêu nghi, Chiêu duy, Chiêu viên (tam chiêu); Tu nghi, Tu duy, Tu viên (tam tu) và Sung nghi, Sung duy, Sung viên (tam sung).

1951 Lục chức: chức tiệp dư, dung hoa, tuyên vinh, tài nhân, lương nhân, nữ nhân.

1952 Nữ quan: có bậc tư nhất phẩm đến lục phẩm.

1953 Yên Lạc: tên huyện, nay thuộc một phần đất huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.

1954 Tức là bảng nhãn.

1955 Tức là thám hoa.

1956 Nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

1957 Naylà huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà.

1958 Tức là hoàng giáp.

1959 Kỳ đô thí: kỳ thi lớn về võ nghệ

1960 Lương khô: nguyên văn là "thực lương" chỉ thóc gạo đã đồ chín.

1961 Tư Ngao: Tù trưởng một bộ lạc thời vua Nghiêu trong truyền thuyết Trung Quốc.

1962 Quỳ Mạnh: là Quý Tôn thị và Mạnh Tôn thị, đại phu nắm giữ quyền binh ở nước Lỗ thời Xuân Thu.

1963 Nho giáo quan niệm cơ thể con người là do cha mẹ sinh ra, phải giữ gìn từng sợi tóc, làn da, như vậy mới là có hiếu. Trong khi đó nhửng người đi tu lại gọt đầu cắt tóc, như vậy là "bất hiếu".

1964 Ngăn chặn người phi báo tin đánh thắng nước Lão Qua.

1965 Theo truyền thuyết Trung Quốc, Cát Bá là vua nước chư hầu thời Hạ, tàn ác vô đạo, giết cả đức trẻ mang cơm ra ruộng rồi cướp lấy cơm. Thành Thang dấy binh, lấy nước đó làm mục tiêu đánh đầu tiên.

1966 Nước Lâu Lan: ở vùng Tây Vực, đón đường giết sứ giả củ a Hán Vũ Đế đi sứ nước Vũ Uyển. Hán Chiêu Đế sai Phó Tử sang đánh và tiêu diệt nước đó.

1967 Tử Dương: tức Công Tôn Thuật, chiếm cứ đất Thục, xưng đế, chống lại nhà Hán. Mã Viện từng nói với Ngỗi Ngao: "Tử Dương như con ếch ngồi dưới đáy giếng". Ý nói kiến thức nông cạn.

1968 Ngô Nguyên Tế phản nhà Đường, Lý Tổ lợi dụng đêm có tuyết, ngỗng vịt ầm ĩ, đem quân đánh, bắt được Nguyên Tế.

1969 Hiên Hoàng: tức Hoàng đế, tên một ông vua trong truyền thuyết Trung Quốc.

1970 Chu Tuyên: tức là Chu Tuyên Vương, Hoài Di: là Rợ Di ở miền sông Hoài thời đó.

1971 Xem BK 10 việc năm Tân Sửu (1421) và BK 11 việc năm Đại Bảo thứ 2 (1441) và Đại Bảo thứ 3 (1442).

1972 Chỉ Lê Lợi.

1973 Từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, không có vị vua nào miếu hiệu là Dụ Tông. Có lẽ chữ Dụ do chữ Hựu chép lầm. Thái Tông chôn ở Hựu Lăng, nên Hựu miếu dùng để chỉ Thái Tông.

1974 Nhà Tống đến thời Cao Tông phải xưng thần, nộp cống cho nước Kim. Các vua Tống họ Triệu nên gọi là Triệu Tống.

1975 Chỉ việc Tề Tượng công diệt nước Kỳ để báo mối thù của tổ 9 đời Tề Ai công được sách Xuân Thu khen.

1976 Nguyên văn là " Chinh at6y tướng sĩ, chữ " sĩ " in lầm, các bản in sau chữa là 'quân"

1977 Tức là thành Luông Pha Bang, tục gọi là Mường Luông.

1978 CMCB23 chép là sông Kim Sa, sông Kim Sa tức là sông Irauadi ở Miến Điện.

1979 Nguyên văn là "Tả hữu tuần tiễu phó tướng quân... "Sửa theo tờ 24b: "Hữu tuần tiễu phó tướng quân Nguyễn Cảnh Thanh...".

1980 Ngày mồng 8, xa giá tới Châu Bồ, đóng doanh 4 ngày, thì ngày trở về phải là ngày 12 chứ không phải là ngày 22.

1981 Cửa ải Thông Quan ở xã Quang Lang, châu Ôn, sau đổi là đồn Quang Lang (CMCB 13).

1982 La Truyền là một viên thổ tù tỉnh Quảng Tây, Nguyên vănlà "hóa ngoại đầu mục ", nghĩa là viên đầu mục ở ngoài vòng giáo hóa của triều đình (Đại Việt).

1983 - Bát Bách Tức Phụ: có nghĩa là "Tám trăm vợ. "Theo sách Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư thì đó là tên một bộ lạc người Man vùng biên giới Vân Nam - Miến Điện. Tương truyền tù trưởng bộ lạc này có 800 vợ, mỗi vợ quản lý một trại, vì thế mới gọi là nước Bát Bách Tức Phụ.

1984 Nguyên văn là "Hóa châu đầu mục La Truyền..." chữ "Hóa Châu" là do chữ "hóa ngoại" khắc lầm.BK 13, 236b đã chép rõ La Truyền là "hóa ngoại đầu mục".

1985 Sau là huyện Kim Anh, nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội.

1986 Nguyên văn là "tự Lục khoa". Bản dịch cũ, theo Lịch triều hiến chương loại chí chữa là "mệnh Lục khoa", nghĩa là "sai Lục khoa".

1987 Nguyên văn là "An Quảng". Nhưng trước đó (tờ 35a) đã ghi là An Bang, An Bang đổi thành An Quảng là việc về sau, vào đời Lê Anh Tông (húy là Bang) (1556-1573).

1988 Thiên Nam dư hạ tập: gồm 100 quyển, ghi chép đủ các chế độ, luật lệ, điều lệ, cáo sắc của cả một thời. Sau đời Lê trung hưng, các bộ này bị tan tác, mươi phần chỉ còn được một.

1989 Thân chinh ký sự: nghĩa là ghi chép về việc thân chinh của nhà vua.

1990 Từ khoa NhâmTuất năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa Giáp Thìn năm Hồng Đức thứ 15 (1484) gồm 10 khoa.

1991 Tế Giang: Sau là huyện Văn Giang, nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

1992 Đài Quan Canh: đài cao để vua xem cày cấy.

1993 Nay là xã Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

1994 Phương diện quan: chỉ những đại thần nắm quyền cai trị cả một vùng lớn.

1995 Khách sứ: sứ thần các nước phiên thuộc.

1996 Tức kinh đô.

1997 Lạt Gia: tức Mã Lạt Gia (Malacca).

1998 Tiểu nội: chỉ chung những đầy tớ hầu hạ trong cung.

1999 Tức là Lê Nghi Dân.

2000 Thất chế: chỉ 7 vua nhà Hán giỏi làm pháp chế là Cao Tổ, Văn Đế, Vụ Đế,Quang Vụ, Minh Đế, Thương Đế, Tam Tông: chỉ 3 vua nổi tiếng của nhà Đường là Thái Tông, Huyền Tông và Hiến Tông.

2001 Nay thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2002 - Ngày mồng 1 tháng giêng âm lịch, tức ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán.

2003 - Ngày sinh của vua.

2004 - Quốc kỵ: là ngày giỗ của vua.

2005 - 13 xứ thừa tuyên: Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Lạng Sơn, An Bang, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Quảng Nam và phủ Trung Đô Thi.

2006 CMCB 23 chép là "dựng điện Thạch Thất".

2007 Quân chính; các điều lệnh của quân đội bấy giờ.

2008 Quân giới: các điều kỷ luật trong quân đội bấy giờ.

2009 Nay là khu vực Cửa Nam, Hà Nội

2010 "Quảng văn" có nghĩa là "truyền bá rộng"

2011 Quỳnh uyển cửu ca: có nghĩa là "chín khúc ca trong vườn Quỳnh".

2012 Đầu đề của 9 bài thơ đó là: 1 - Phong niên (năm được mùa), 2 - Quân đạo (đạo làm vua, 3 - Thần tiết (tiết tháo người làm tôi), 4 - Minh lương(vua sáng tôi hiền), 5 -Anh hiền (người tài giỏi), 6 - Kỳ khí (người tài ba), 7 - Thư thảo (viết thảo), 8 - Văn nhân, 9 - Mai hoa.

2013 Theo Cương mục, miếu Hoằng Hựu ở huyện Lương Giang, Nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2014 Bãi Thúy Ái: ở phía nam sông Hồng, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

2015 Dịch theo nguyên văn. Chữ "hành tại" ở đây có lẽ thừa.

2016 Âu Dương Tu: là một nhà thơ đời Tống, nổi tiếng về thơ và từ.

2017 Tử Mỹ: là Đỗ Phủ, nhà thơ lớn thời Đường, Trung Quốc.

2018 Lý: tức là Lý Bạch, Đỗ: tức là Đỗ Phủ, nhà thơ lớn thời Đường, Âu: tức là Âu Dương Tu; Tô: tức là Tô Đông Pha, nhà thơ nổi tiếng thời Tống.

2019 Bài thơ Cẩm sắt là của Lý Thương Ân thời Đường, Trung Quốc.

2020 Trang Chu nằm mơ thấy mình hóa bướm, khi tỉnh dậy, mơ màng không biết mình là bướm hay chính là Trang Chu.

2021 Vọng Đế: là vua nước Thục, Trung Quốc, tương truyền ông vua này bỏ nước đi ở ẩn, sau lại hối hận, nên khi chết hóa thành chim đô quyên tức chim cuốc, kêu suốt mùa xuân và chỉ kêu một tiếng "quốc" (nước).

2022 Lam Điền: là tên một ngọn núi, ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, tương truyền là nơi sản sinh ra ngọc quý.

2023 Đội mũ tròn, đi hia vuông: là võ tướng, ý nói không xứng đáng làm võ tướng.

2024 Trường Lạc hoàng hậu: tức bà Nguyễn Hằng con gái Thái uý Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung mẹ Hiến Tông.

2025 Tám bính: theo sách Chu Lễ là : 1. Tước (ban chức tước cho bầy tôi); 2. Lộc (cấp bổng lộc); 3. Dự (khen thưởng); 4. Tri (đặt quan chức); 5. Sinh (nuôi dưỡng người có công lao); 6. Đoạt ( thu lấy tài sản, chức tước của kẻ có tội); 7. Phế ( phế bỏ, đuổi đi); 8. Tru (trị tội).

2026 Hoàng đế: Một ông vua nổi tiếng trong truyền thuyết của Trung Quốc.

2027 Ngu Chu: thời đại của Ngu Thuấn và Chu Văn Vương, được coi là thời kỳ "thịnh trị" lý tưởng, theo quan niệm của sử gia phong kiến.

2028 Người có lòng hiếu bềnvững, khắp thiên hạ ai cũng thừa nhận.

2029 Thôi quan: chức quan phụ trách việc bắt giữ các phạm nhân.