1750 Sao Xuy Vưu: tục gọi là sao Cờ, giống như Sao Chổi, có đuôi cong như lá cờ (chú của CMCB 19, 2A).

1751 Tức phủ đệ của Gia Vương, tước hiệu của Thánh Tông lúc ấy.

1752 Chỉ việc phế Nghi Dân, rước Thánh Tông lên ngôi.

1753 Bọn Lê Bí, Lê Ê, Lê Thụ bàn mưu giết hại Nghi Dân bị bại lộ, tất cả đều bị chém.

1754 Triệu Thuẫn là khách khanh nước Tần đời Xuân Thu ở Trung Quốc. Vua nước Tần là Linh Công định hại Thuẫn, Thuẫn bỏ trốn. Sau Triệu Xuyên giết Linh Công, đón Thuẫn về phục chức. Tuy Thuẫn không giết vua, nhưng sử quan nước Tần viên chép là Thuẫn giết vua, vì cho Thuẫn cùng một chí với Xuyên.

1755 Nguyên bản in là Dương nhưng hẳn là có lầm từ chữ Mục. Toàn thư BK 12, 59a và 96b đều chép là Mục Lăng.

1756 Nguyên văn là Dương Lăng, sửa là Mục Lăng. Toàn thư BK12, 98b cũng chép là Nguyễn Bá Kỳ soạn bài văn bia ở Mục Lăng.

1757 Tức họ Lư Cầm, tù trưởng Bồn Man.

1758 Phong hiến: là chức ngự sử giữ việc đàn hặc.

1759 Lễ bái bài: tức là lễ bái vọng vào các dịp sinh nhật vua hoặc ngày chính đán.

1760 Viện nhi: người hầu hạ và sai phái trong các viện.

1761 Đại bô: tiệc cho thần dân vào các dịp lễ lớn

1762 Ngô: danh từ để chỉ người Trung Quốc hồi ấy.

1763 Chỉ cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi lập ra nhà Lê.

1764 Vi phi: làmnhững điều phi pháp.

1765 Nguyên văn là "bảo kết:", nghĩa là bảo đảm, cam kết.

1766 Khổng Tử nói: "Tăng Văn Trọng chẳng phải là kẻ trộm cướp ngôi vị đó ư? Biết Liễu Hạ Huệ là người hiền mà không cho cùng làm quan với mình" (Xem Luận ngữ, thiên Vệ Linh Công).

1767 Nên sửa lại là tháng 11 như bản dịch cũ có lẽ đúng hơn.

1768 Lê Niệm là con Lê Lâm, cháu Lê Lai, Lê Lâm đi đánh Ai Lao, bị chông sắt mà chết.

1769 Tức là vào hàng tế thần tham dự triều chính.

1770 Như Hối: tức Đỗ Như Hối, Huyền Linh: là Phòng Huyền Linh, đều là bề tôi giỏi của Đường Thái Tông.

1771 Đái Trụ: là người minh mẫn, cư8ng trực, rất giỏi xử việc rối rắm phức tạp làm đến Kiểm hiệu Lại bộ thượng thư cho Đường Thai Tông.

1772 Ngạn Bắc: tức là Ôn Ngạn Bác,giỏi việc tâu bày, làm Thượng thư hữu bộ xạ đời Đường Thái Tông.

1773 Đổng Tuyên: là quan lệnh ở Lạc Dương, tính cứng cỏi, thẳng thắn, khi xử vụ án giết người đầu bếp của Hồ Dương công chúa,Hán Vũ Đế bắt tuyên phải lạy tạ công chúa, tuyên chống hai tay xuống đất, nhất định kh6ng chịu lạy.

1774 Tô Uy: là trọng thần của nhà Tùy mất, Uy sống tùy thời, triều này lên cũng xin thờ phụng và đều được trọng dụng. Đến khi Đường Thái Tông đương nước, Uy xin yết kiến, không được Thái Tông chấp nhận

1775 Họ Thạch: là Thạch Thủ Tín, họ Cao: là Cao Hoài Đức, hai công thần nhà Tống đều cố nắm binh quyền không chịu bỏ. Trong một bữa tiệc, Tống Thái Tổ bảo hai người nên bỏ binh quyền mà vui thú với con hát, gái múa cho thỏa thích.

1776 Họ Phòng, họ Đỗ: tức Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối đời Đường Thái Tông.

1777 Họ Vương họ Ngụy: tức Vương Khêu và Ngụy Trưng đời Đường Thái Tông đều nổi tiếng về thẳng thắn can ngăn vua.

1778 Chức này sau đổi thành tri huyện.

1779Chỉ 10 vị học trò nổi tiếng của Khổng Tử được thờ ở Văn miếu. Đầu tiên thì có: Nhan Uyên, Mẫu Tử khiên, Nhiệm Bá Ngưu, Trọng Cung, Tể Ngã, Tử Cống, Nhiễm Hữu, Quý Lộ, Tử Dụ, Tử Hạ. Sau Nhan Uyên được thăng phối, lấy Tăng Từ thêm vào. Khi Tăng Tử được thăng phối, lại lấy Tử Trương thêm vào.

1780 Sáu viện là Nghi lễ viện , Tư hình viện, Khâm hình viện, còn 3 viện nữa chưa rõ ( chú của CMCB 19, 31B ).

1781 Nguyên văn "Cương trường nhiễu chỉ phu" lấy ý từ hai câu thơ: "Hà ý bách luyện kim, hóa tác nhiễu chỉ phu "(ngờ đâu loại kim cứng trăm lần tôi lại hoá thành chất mềm vòng vào ngón tay được) của Lưu Công. Câu này dịch ý.

1782 Phàn Cơ: là bà phi của Sở Trang Vương. Trang Vương hay đi săn, Phàn Cơ can không được, bèn nhất định không ăn thịt những con vật Trang Vương săn được.

1783 Trưởng tôn hoàng hậu: là bà hậu của Đường Thái Tông, tính khiêm nhường kiệm ước, làm gương cho phi tần trong cung, có tài văn học, thường bàn việc với Thái Tông.

1784 Đuờng Thái Tông muốn lập Tần Vương Trị làm thái tử. Một hôm, sau khi tan chầu, chỉ còn Trưởng Tôn Vô Kỵ và Phòng Huyền Linh ngồi lại. Thái Tông nói với hai người: "Ta có hai con và một em, không biết lập ai, lòng ta buồn lắm", rồi nằm lăn ra sập, lấy con dao tự dí vào cổ. Bọn Vô Kỵ sợ hãi chạy tới ôm lấy Thái Tông, giằng láy con dao đưa cho Tần Vương và hỏi Thái Tông muốn lập ai. Thái Tông nói: Muốn lập Tần Vương. Bọn Vô Kỵ nói: "Chúng tôi xin vâng mệnh, ai bàn cách khác thì chém. Thái Tông quay sang bảo Tần Vương: "Cậu đã bằng lòng lập con rồi đấy, phải tạ cậu đi".

1785 Vệ Quán: là bề tôi của Tần Vũ Đế, biết Huệ Đế tư chất kém không làm vua được, nhưng chưa dám nói với Vũ Đế. Sau nhân khi dự yến, giả say, vỗ vào sập của Vũ Đế ngồi mà nói: "Chổ ngồi này thực đáng tiếc".

1786 Tiết Cư Châu: là thiện sĩ người nước Tống thời Chiến Quốc.

1787 Thơ dịch của bản cũ, có sửa một đôi chữ.

1788 "Trung hư": có nghĩa là trống giữa.

1789 Thường sơn xà: rắn Thường sơn.

1790 Mãn thiên tinh: sao đầy trời.

1791 Nhạn hàng: chim nhạn bay sóng hàng.

1792 Liên châu: chuỗi hạt châu.

1793 Ngư đội: đàn cá.

1794 Tam tài hành: trời, đất, người là tam tài.

1795 Thất môn: bảy cửa.

1796 Yển nguyệt: trăng khuyết.

1797 Trước đã ân xá các thuế đinh, điền. Nay cần chi tiêu lại bắt dân phải nộp trả lại.

1798 Chỉ thời kỳ thuộc Minh.

1799 Tường tự: đều là nhà hương học đời xưa của Trung Quốc. Nhà Thương gọi là tự, nhà Chu gọi là tường.

1800 Đăng khoa lục: sách ghi chép tên những người thi đỗ, cùng quê quán và thứ bậc của họ.

1801 Đề danh bị: bia đá khắc tên tuỗi, quê quán các vị tiến sĩ.

1802 Năm phủ (Ngũ phủ): gồm Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ.

1803 Sáu bộ (Lục bộ): gồm Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Hình bộ, Binh bộ, Công bộ.

1804 Sáu tự (Lục tự): gồm Đại Lý, Thái thường, Quang Lộc, Thái bộc, Hồng lô, Thượng bảo.

1805 Khúc sông Đáy chảy qua huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà ngày nay.

1806 Nguyên văn là "lương cân", một loại mũ tết bằng lông đuôi ngựa.

1807 Trấn sóc: có nghĩa là trấn giữ phương Bắc. Đây là vệ quân đóng giử ở biên giới phía bắc.

1808 Bác N ẫm, Vĩnh Bồng: đều nằm trên biên giới phía Bắc.

1809 Nguyên văn là "Cần Chính đường", sửa lại cho phù hợp với đoạn trên.

1810 Trúng trường: là những người đỗ từ 1 đến 3 kỳ trong kỳ thi hội (nếu đủ 4 kỳ thì mới được thi đình).

1811 Tam xá sinh là sinh viên ba xá: thượng xá, trung xá, hạ xá.

1812 Lỗ Giang: khúc sông Hồng chảy qua huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà.

1813 Ninh Sóc: tên một thừa tuyên thời Lê trong khoảng 1469 - 1490 sau đổi lại là Thái Nguyên.

1814 Sông Vi: tức sông Ông Vi, tại huyện Vũ Tiên, nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

1815 Thường sơn: tức là trận đồ Thường Sơn xà (rắn núi Thường Sơn).

1816 Đạo Đồng: tức là phu đạo Cầm Đồng ở Thuận Châu.

1817 Việt: tức là Mường Việt, sau đổi thành Yên Châu. Mỗi: tức Mường Muỗi, còn gọi là Thuận Châu.

1818 Ngũ kinh bác sĩ: chức học quan, chuyên nghiên cứu về năm bộ sách kinh điển của nho gia (Kinh thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu), để dạy học trò ở Quốc tử giám.

1819 Tô Vấn Đáp Lạt:: hay Tô Môn Đáp Lạt, tức Sumatra, nay thuộc nước In-đô-nê-xi-a.

1820 Phủ Bắc Bình: sau đổi là phủ Cao Bình, là đất tỉnh Cao Bằng ngày nay (trừ huyện Bảo Lộc). Phủ Thông Hóa: phần đất tỉnh Bắc Cạn cũ.

1821 Âm Động: thuộc phủ Trấn An, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

1822 Tức bố chính ty Quảng Tây thời Minh.

1823 Phủ An Tây: thời Lê gồm đất tỉnh Lai Châu ngày nay và một số đất đã mất vào Trung Quốc.

1824 Toả Thoát: Theo CMCB 2, 24a, sau là ải Quả Khoái, ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Huyện Quảng Uyên nay là huyện Quang Hòa.

1825 Cửu khanh: chín chức quan của nhà Chu: Chủng tể, Tư đồ, Tăng bá, Tư mã, Tư khấu, Tư không, Thiếu tư, Thiếu phó, Thiếu bảo. Tam công: Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Ngũ thần: năm người bề tôi của vua Thuấn xưa: Vũ, Tắc, Tiết, Cao Dao, Bá Ích. Thập loạn: mười bề tôi dẹp loạn trị nước của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán, Thiệu Công Thích. Thái Công Vọng, Tất Công, Ninh Công, Thái Điền, Hoàng Yên, Tản Nghi Sinh, Nam Cung Quát và Ấp Khương.

1826 Hán Cao Tổ họ Lưu (Lưu Bang).

1827 Đường Cao Tổ họ Lý (Lý Uyên).

1828 Khoa lệnh: điều luật về hình pháp.

1829 Cương mục chép là: "Đế dĩ Thiên Nam Hoàng Đế chi bảo Đẳng tự, thị tế thần": Nghĩa là vua đưa các chữ "Thiên Nam Hoàng Đế chi bảo" để tế thần bàn bạc (CMCB 21, 9B)...

1830 Văn hiến thông khảo, 348 quyền, Mã Đoan Lâm đời Nguyễn soạn là bộ sách chép điển chương, chế độ của nhiều triều đại ở Trung Quốc.

1831 Thực lục: một thể loại sử thời trước, chuyên ghi chép công việc của vua.

1832 Đường Thái Tông giết Kiến Thành và Nguyên Cát ở cửa Nguyên Cát ở cửa Huyền Vũ,Phòng Huyền Linh chỉ chép mập mờ là sự kiện ngày mồng 4 tháng 6 thôi Thái Tông xem thực lục, bắt phải chép lại cho rõ ràng.

1833 Cửa Tư Dung: sau là cửa Tư Hiền ở huyện Phú Lộc, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1834 Cửa Eo: Sau là cửa Thuận An, huyện Phú Vang, ngày nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1835 Kênh Sen: tức là Liên Cừ hay Liên Cảng ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.

1836 Vạn Ninh: tên châu thời Lê, nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.

1837 Tân Yên: tên châu thời Lê, nay là đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

1838 Nghĩa là "ấn hoàng để nhận mệnh".

1839 Nguyên văn: "Tạo quân quán".

1840 Nguyên văn thiếu chữ "văn" (quan văn), chúng tôi theo mạ ch văn thêm vào.

1841 Nguyên văn là "chức vị tây phương", chưa rõ nghĩa, tạm dịch như trên.

1842 Nam Sách: tên phủ, thuộc trấn Hải Dương, nay là vùng đất gồm các huyện Nam Thanh, Chí Linh thuộc Hải Hưng và tiên Lăng thuộc Hải Phòng.

1843 Hạ Lang: sau là huyện Hạ Lang, thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay.

1844 Nguyên văn là "thổ thử trấn thủ". Bản dịch cũ theo CMCB 21, 3a sửa là "Thái Nguyên trấn thủ".

1845 Bát Nghị: nghị xét tội trạng của 8 người đáng được miễn giảm, gồm: thân thích, cố cựu, hiền thần, người tài cán, bậc sang trọng, kẻ siêng năng, tân khách. Xét theo luật bát nghị tức là đưa vào diện "chiếu cố" mà xét..

1846 Du thuyết: dùng tài ăn nói để biện bác, mê hoặc người nghe.

1847 Nguyên văn: "Cam lâm tuế hạn, chu tiếp, tế xuyên", lấy điển trong Kinh thư, vua Thương bảo Phó Duyệt: "Ta sai ngươi làm mưa ngọt khi nắng hạn, làm mái chèo lúc qua sông".

1848 Tức là vua Nghiêu, nhân ban đầu được phong ở đất Đường nên gọi là Đường Ngu.

1849 "Cần": là siêng năng, "thành" là chắc chắn, "đôn" là thành thực, "ý" là tốt đẹp.

1850 Ngọc tịch: là sổ hộ khẩu của họ nhà vua

1851 Nguyên văn không có chữ "ty", căn cứ vào mạch văn và tham khảo cương mục thêm vào.

1852 Kình: là tội phải thích chữ vào trán.

1853 Vĩnh An: tên châu, là vùng đất sát biên giới của tỉnh Quảng Ninh.

1854Nguyên văn là "Nguyễn Vũ": nhưng căn cứ vào đoạn trên thì phải là Nguyễn Thư CMCB 21, 14a cũng chữa là Nguyễn Thư.

1855 Long tiên: giấy vàng vẨy ngân nhũ và vẽ rồng. Hắc lạn: giấy vàng quanh rìa vẽ mực đen. Khám hợp: giấy trắng viết chữ mực (chú của CMCB, 21, 15B)

1856 Các vệ Ngũ uy là 5 vệ: Phấn uy, Chấn uy, Hùng uy, Lôi uy, Tuyên uy.

1857 Trước là Nam Sách.

1858 Trước là Thiên Trường.

1859 Trước là Quốc Oai..

1860 Trước là Bắc Giang.

1861 Trước là Thái Nguyên.

1862 Trước là phủ Trung Đô.

1863 Huy nhân: là tên quan hàm của mệnh phụ trong cung, trật tòng tam phẩm.

1864 Phúc Quang đường: Tại xã Động Bàng huyện Yên Định, nay thuộc tỉnh Thanh Hoá, do Lê Thánh Tông dựng vào năm Quang Thuận, tức là điện để Hoàng thái hậu thay áo( CMCB 21, 27b)

1865 Nhâm: tức là Thái Nhâm là mẹ của Chu Văn Vương, Khương: tức Khương Hậu là vợ của Chu Tuyên Vương được các nhà nho coi là phụ nữ mẫu mực, hiền và có đức. Ở đây theo bản dịch cũ.

1866 Phủ Bình Nguyên: là phủ đệ của Bình Nguyên Vương. Bình Nguyên Vương tức là Lê Thánh Tông khi còn là phiên vương..

1867 Thi Nại: ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay.

1868 Tức là thời gian 3 năm để tang Lê Thái Tông, bỏ hẳn mọi trò vui âm nhạc, múa hát.

1869 Tức Lê Nhân Tông, nối ngôi Lê Thái Tông, sau bị Nghi Dân giết.

1870 Yên Kinh: chỉ kinh đô nhà Minh thời đó. Trà Toàn sai sứ sang Yên Kinh xiểm nịnh vua Minh, gièm pha Đại Việt.

1871 Ở đây nói Chiêm Thành định lấn ra vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay.

1872 Ý nói Chiêm Thành muốn dựng mốc biên giới ở Hoành Sơn, tức phía Bắc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

1873 Bặc Đạo: là tên huyện, ở phía tây namTrung Quốc. Hán Vũ Đế sai Đường Mông đào núi, đến Nam Trung đặt huyện Bặc Đạo. Cây này ý nói Trà Toàn lấn chiếm, buộc quân ta phải đánh lại.

1874 Sứ Chiêm Thành tâu với vua Minh là vua Lê tự xưng là Hoàng đế, ngang với Thiên tử nhà Minh, chuẩn bị binh mã để tiến công nhà Minh.

1875 Nhà Minh đòi Chiêm Thành cống voi cái trắng, ChiêmThành bảo là ta tranh mất..

1876 Chế Bồng Nga: là vua Chiêm, xâm lược Đại Việt, bị chết tại trận, không mang được xác về.

1877 Vua cũ Chiêm Thành: Thành cho là ta ở xa, ta đã yếu, không đánh tới đuợc.

1878 Nguyên văn "lưu dân", ở đây chỉ người Việt ở vùng đất mới là châu Thuận, châu Hóa để khai phá, sinh sống.

1879 Câu này lấy điển ở hào: Cửa tam,quê Lữ trong Kinh dịch. Ý nói kẻ trú ngụ mà lấn quyền tất bị đốt nhà mà bản thân bị hại. Vì Trà Duyệt là người ở Thi Nại nên nói là "đứa ngủ trọ".

1880 Cáo kêu nơi đế lý: nghĩ a là đế đô thành nơi hoang tàn. Câu này ý nói phải đánh tan kinh đô nước Chiêm thì mới cam lòng.

1881 Thần Châu: chỉ đất nước nói chung. Câu này ý nói: Giặc họp quân vào cướp nước ta.

1882 Ý hai câu này là: Chiêm Thành cho là ta ở xa, ta đã yếu, không đánh tới được.

1883 Tề Tương công diệt nước Kỷ, trả thù cho ông tổ 9 đời của mình là Tể Ai công, được sách Xuân Thu khen ngợi.

1884 Cửu Lê: tên tộc người cổ ở phía đông Trung Quốc có tù trưởng là Xuy Vưu.

1885 Tam Miêu: tên tộc người cổ ở phía nam Trung Quốc. Đại Vũ: là ông vua đầu tiên của nhà Hạ. Nguyên văn: "Đại Vũ thệ chúng", tức là làm lễ tuyên thệ khi bắt đầu ra quân.

1886 Ý nói thuận lợi, không gặp trở ngại gì.

1887 Hán Vũ Đế nổi tiếng "cùng binh độc vũ", hiếu chiến tham công.

1888 Chu Văn Vương: ông vua khai sáng nhà Chu ở Trung Quốc, có nhiều vũ công.

1889 Lấy ý của hào Thượng lục, quẻ Quy muội Kinh Dịch, những kẻ cô độc không ai theo, như người mổ thịt dê không có máu.

1890 Rợ Hiểm Doãn xâm lược, Chu tuyên vương phải đem quân đi đánh vàolúc tháng 6, trời đang nắng gắt. ý nói phải mau chóng kịp thời hành quân.

1891 Lấy ý của hào Thượng cửu, quẻ Khuê trong Kinh Dịch. Nguyên văn: "Kiến thỉ phụ đồ" (thấy lợn đội bùn) chỉ bọn giặc Chiêm Thành hôi tanh, bẩn thỉu.

1892 Vua Thuấn chinh phục nước Tam Miêu, chưa tới 7 tuần, nước này tới quy phục.

1893 Ngày xưa, sau trận đánh, người ta thu xác chết của quân thù thành từng đống lớn, lấp đất lên, gọi là "Kinh nghê quán" hay "Kinh nghê kinh quán".

1894 Tức là Thái miếu. "Thanh" có nghĩa là trong sạch, tôn nghiêm.

1895 Theo bản dịch cũ.

1896 Nhị thập bát tú: 28 chòm sao. Thiên văn học cổ Trung Quốc chia sao trên trời thành 28 chòm gọi là "tú"; 4 phương, mỗi phương có 7 chòm: "Phương Đông có các chòm: "Dốc, Cương, Chi, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; Phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy,Thất, Bích; Phương Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tát, Chủy, Sâm; Phương Nam: Tinh, Quỷ, Liễu, Tinh,Trương, Dực, Chẩn.

1897 Ngũ tinh: là năm hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

1898 Thiết Sơn: theo Cương mục, núi này ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (CMCB 21, 40).

1899 Sa Bôi và Thuận Bình là hai châu thuộc nguồn Cam Lộ, nay là tỉnh Quảng Trị.

1900 Gạo cả vỏ: tức là thóc đem luộc chín, làm lương ăn cho quân.

1901 Thi Nại: vốn là tên đất. Có thể tên em Trà Toàn cũng trùng với tên này, hoặc được phong ở đó.

1902 Cửa Áp: tức là cửa Tân Áp, sau là cửa Đại Áp ở huyện Tam Kỳ, nay thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

1903 Cửa Toạ: tức là cửa Cựu Toạ, sau là cửa Tiểu Áp, cách cửa Tân Áp (tức Đại Áp) hơn 7 dặm (Chú của CMCB 22, 3).

1904 Sa Kỳ: là một cửa biển ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

1905 Dịch theo nguyên văn, con số này có lẽ chưa chính xác.

1906 Núi Mộ Nô: ở phía tây cửa biển Sa Kỳ (Chú của CMCB22, 3).

1907 Mễ Cần: chưa rõ ở đâu, bản dịch cũ có ghi là Thái Cần và chú là huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

1908 Phi kiều: một loại chiến cụ đánh thành ngày xưa, làm bằng gỗ hoặc tre, dùng để bắc lên thành cho quân sĩ vào.

1909 Phiên Lung: là Phan Rang, nay thuộc tỉnh Thuận Hải.

1910 Nam Bàn: theo Cương mục sau là đất của Thủy xã, Hỏa Xá, nay là vùng đất thuộc tỉnh Gia Lai- Công Tum và Đắc Lắc. Còn Hoa Anh có lẽ là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

1911 Sông Phi Lai: sông ở xã Phi Lai, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1912 Thuyền Thiên thu: là thuyền của Hoàng thái hậu.

1913 Đề hình: là chu91c quan soát xét việc xử án có đúng hay sai.

1914 Hoàng triều quan chế: nghĩa là quan chế của triều vua đang trị vì (đây là triều Lê).

1915 Ba ty: tức là Điện tiền, Hiệu lực, Thần võ, là tổ chức quân sự.

1916 Tự thân vương: con cả của thân vương được tập ấm tước của người cha.

1917 Theo Cương mục, thì 8 bậc đó là: Tá quốc sứ, Phụng quốc sứ, Dực quốc sứ, Lương quốc sứ, Sùng ân sứ, Dụ ân sứ, Mậu ân sứ, Tư ân sứ (CMCB 22, 14a).

1918 Tư: Cũng là đơn vị phẩm trật, mỗi phẩm thường gồm nhiều tư.

1919 Thí chức: là chức vụ khong chính thức. Đối lập với "thực chức" là chức vụ chính thức.

1920 Thực thụ: là được nhận chức chính thức.

1921 Nguyên văn "vị nhập lưu" là những người chưa được liệt vào bậc nào chín bậc quan tước (cửu phẩm) của nhà nước.

1922 Bổ tử: những hình cầm thú thêu vẽ tên triều phục của các quan phía trước ngực và sau lưng theo phẩm cấp của từng người.

1923 Nguyên văn là "phong hiến". Chỉ những quan ở Ngự sử đài.

1924 Đườn g thượng quan: hay đường quan là quan chức cao cấp của triều đình.

1925 Sóc: là ngày mồng 1, vọng là ngày 15 hàng tháng (Âm lịch).

1926 Binh phù: hay nội phù là vật làm tin, có hai phần rời có thể khớp với nhau. Khi vua trao lệnh cho tướng sái, ngoài sắc lệnh, còn có binh phù.Vua giữ một nửa phù để trong cung, viên quan sai đi giữ một nửa. Mỗi khi sai gọi, hay làm việc gì đều phải khớp lại làm tin.

1927 Dịch theo nguyên văn. Đoạn này nên sắp xếp như sau: Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ thư: Luận ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề; người thi tự chọn lấy 4 đề, làm bài văn.

1928 Tế Đinh: tức là lễ tế Văn miếu. Vì quy định tế Văn miếu vào các ngày đinh, nên gọi là tế Đinh.

1929 Tháng trọng: là tháng thứ hai của mỗi mùa, hai tháng trọng của mùa xuân và mùa thu là tháng 2 và tháng 8.