1335 Cửa Muộn: (nguyên văn là Muộn Khẩu) là cửa sông Hồng ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, thuộc đất Giao Thủy cũ, nhưng nay đà bị lấp.

1336 Thái Bình, Đại Toàn: là hai cửa sông. thái Bình là cửa sông Thái Bình ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đại Toàn có lẽ là cửa sông Diêm Hộ tỉnh Thái Bình.

1337 Lỗi Giang: một nhánh của sông Mã ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hạ lưu thông với sông Đại Lại.

1338 Điển Canh: sau là cửa Ghép hay cửa Mom thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

1339 Tức cửa sông Ngàn Sâu ở tỉnh Hà Tĩnh.

1340 Cửa Kỳ La: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh.

1341 MCB 11 chép là Vô Cửu.

1342 Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

1343 Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

1344 Ky Lê ? là do chử Kỳ La đọc chệch ra, có nghĩa là "trói họ Lê", Thiên Cầm? có nghĩa là "trời bắt". Thực ra nơi ấy tên là "Thiên Cầm" nghĩa là "đàn trời". Người phụ lão không muốn họ Hồ lưu lại, nên nhân thanh gần nhau mà nói chệch đi đánh lừa.

1345 Cửa biển Đan Thai: tức Cửa Hội (cửa sông Lam) ở tỉnh Nghệ An.

1346 Có lẽ là Bắc Kinh bị chép nhầm ra Kinh Bắc.

1347 Nguyên văn: "Dục hoạt nhập ẩn sơn lâm, dục tử Ngô triều tố quan".

1348 Tức Lê Lợi.

1349 Dương Hùng: làm đại phu nhà Hán, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Hùng theo Mãng. Sau vì liên quan đến việc Lưu Phần, sứ giả đến bắt, Dương Hùng nhảy từ gác Thiên Lộc xuống đất gần chết, được Mãng tha tội.

1350 Thiệu Hốt: là bề tôi của công tử Tử Củ nước Tề, định đưa Tử Củ từ nước Lỗ về tranh ngôi với anh là Tiểu Bạch (Tề Hoàn Công). Sau Tử Củ bị giết, Thiệu Hốt chết theo.

1349 Mô Độ: bến Yên Mô, ở xã Yên Mô, huyện Yên Mô, nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

1350Giản Định Đế tên húy Ngỗi, trước được phong là Giản Định Vương, nhà Hồ đổi phong là Nhật Nam Quận Vương. Đến đây xưng theo tên hiệu cũ là Giản Định.

1351 Tức là cửa sông Giang ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

1352 Dư chúng: chỉ những người không chịu phục tùng nhà Minh.

1353 An Đại: một ngọn núi ở huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình.

1354 Trường Yên: là đất Ninh Bình; Phúc Thành: sau là xã Phúc An, huyện Yên Khánh, nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

1355 Bô Cô là tên một bến đò ở xã Bô Cô, sau đổi là xã Hiếu Cổ, huyện Phong Doanh, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc đất huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

1356 Khoảng từ 11 giờ đến 16 giờ.

1357 Thành do người Minh đắp, thuộc xã Bình Cách, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, tục gọi là thành Cách.

1358 Thành Đông Quan: tức là thành Đông Đô là kinh đô Thăng Long cũ nay là Thủ đô Hà Nội.

1359 Nguyên văn "Thập vị ngũ công" là cách nói tắt của câu: "Thập tắc vị chi, ngũ tắc công chi" trong binh pháp cổ Trung Quốc ("Thaông điển" và "Tôn Tử thập gia chú") nghĩa là: Hơn địch 10 lần thì bao vây, hơn địch 5 lần thì đánh. Ý nói là cách đánh cẩn thận chắc chắn.

1360 Nên sửa là Hoàng Phúc.

1361 Chi La: Tên huyện La Sơn, nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

1362 Ngự Thiên: tên huyện, trước là hương Đa Cương, có mộ tổ nhà Trần ở đấy nên gọi là Ngự Thiên, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

1363 Mẹ của Đế Ngỗi.

1364 Khúc sông Lam ở gần chân núi Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

1365 Nỗ Giang: khúc sông Mã chảy qua làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, còn gọi là sông Nguyệt Thường.

1366 Phủ Tam Giang: là đất tỉnh Phú Thọ ngày nay.

1367 Trấn Thiên Quan: là vùng đất gồm huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày nay.

1368 Huyện Thanh Đàm: là huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.

1369 Chức phương: chức quan nắm giữ bản đồ của thiên hạ, trông coi việc tiến cống của bốn phương. Ở đây ý nói Giao Chỉ đã nằm trong bản đồ của nhà Minh.

1370 Tức trưởng công chúa chị gái vua.

1371 Chỉ Lê Lợi.

1372 Đời Trần hhọc sinh chia làm ba bậc là thượng trai, trung trai và hạ trai.

1373 Nguyên văn: "Vạn ngôn thư".

1374 Chỉ người đi ở ẩn.

1375 Lý Nhân: là tên huyện thời thuộc Minh, nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà.

1376 Lục Na: là tên huyện thời thuộc Minh, nay là huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc.

1377 Sái Già: theo Minh sử và Minh sử kỷ sự của Cốc Ưng Thái chép về việc này, đều nói đánh ở sông Ái Tử, thì có lẽ Sái Già tức là chổ này (lời chữa của CMCB 12).

1378 Giấy khám hợo: giấy chứnh nhận có đónh dấu, được cắt làm hai nửa, người được phéo cầm một nửa, quan nhà giữ một nửa, để khi khám xét, có thể ráp lại xem đúng con dấu hay không.

1379 Hoành Châu: thuộc phủ Nam Ninh, sau là Hoành Huyện, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

1380 Vi tử thủ: là những người sung vào làm công việc ở nơi quan phủ. Ở đây, có lẽ Phụ chọn những người khỏe mạnh, can đảm đem vào dinh thự của mình để sai khiến và đề phòng bất trắc.

1381 Tu tri: có nghĩa "cần biết'. Sổ "tu tri" có nghĩa là sổ ghi số hộ khẩu, ruộng đất, lương thực cần phải biết để nắm tình hình.