1142 Chỉ Hồ Quý Ly.

1143 Xem chú thích Tập I, BK1, 24b.

1144 Nghĩa là "Trung Vũ Hầu chửi giặc".

1145 LờI Tượng của quẻ Khôn trong Kinh Dịch. Nguyên văn "trí mệnh toại chí".

1146 Nguyên văn là "nhân binh", ngờ là khắc lầm.

1147 Binh lính ghi trong sổ binh.

1148 Thuế dung: hay thuế đinh, tức là thuế thân. Hồi đầu đời Trần dẫu có thuế đinh nhưng chỉ ngườI có ruộng mớI phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, đều phải đóng cả, chỉ binh lính mới được miễn.

1149 Giúp mưu kế cho được vuông tròn. "Phương" (chỉ Đa Phương) có nghĩa là "vuông", "viên" là "tròn" chỉ Cự Luận. Luận âm đọc gần với luân, có nghĩa là "tròn". "Phương viên tá lự" còn có nghĩa Đa Phương và Cự Luận bày giúp mưu kế.

1150 Xem Trần Dụ Tông, Đại Trị năm thứ 5, BK7.

1151 Khám: là tần dướI của tháp chùa.

1152 Nguyên văn: "Triệt bỉ tang đồ, trủ mâu hộ đũ", là câu trong một bài thơ của Kinh Thi, ý nói phải đề phòng sự biến lúc chưa xảy ra.

1153 Sông Ngu: là một nhánh sông Mã, nay là sông Lạch Trường ở huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa.

1154 Hải Tây: là vùng đất suốt, từ Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa. Đến đờI Lê ( 1428) có đặt đạo Hải Tây (Hải Tây đạo).

1155 Đại Than: là tên xã thuộc huyện Gia Bình cũ, nay thuộc huyện Gia Lương tỉnh Hà Bắc.

1156 Quắc Hương: thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.

1157 Nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

1158 Nên sửa lại là Thiệu Khánh (1370-1372) Toàn thư: Tháng 10 (năm 1370), vua... tránh ra trấn Đà Giang... ; còn Thiên Khánh là niên hiệu của Trần Cảo 1426.

1159 Hương Long Đàm: nay là đất thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

1160 Tức núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa.

1161 Cửa biển cũ, sau đã bị lấp, ở huyện Yên Mô cũ, nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

1162 Sau là cửa biển Nương Loan ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

1163 Sau là vùng biển Vĩnh Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

1164 Trấn Quảng Oai: thời cuốI Trần là phủ Quảng Oai; đời Lê, gồm đất huyện Lương Sơn, tỉnh Sơn Bình và huyện Tùng Thiện cũ, nay là một phần của huyện Ba Vì, Hà Nội.

1165 Kẻ ăn thịt: chỉ người làm quan.

1166 Cung Bảo Hòa: ở núi Lan Kha, tức núi Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.

1167 Thiên Nghệ văn chì trong Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn ghi rằng Bảo Hòa điện dư bút có 8 quyển.

1168 Chùa Vạn Phúc ở núi Tiên Du: tức chùa Phật Tích ở núi Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.

1169 Lâm An: tên lộ đờI Nguyên ở Vân Nam. Minh đổi thành phủ Lâm An, trị sở đóng tại huyện Kiến Thủy.

1170 Huyện Thủy Vĩ: đời Trần tức châu Thủy Vĩ đời Lê, tương đương vớI toàn bộ tỉnh Lào Cai, tức gồm đất các huyện Bát Xá, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng và thị xã Lao Cai.

1171 Côn Sơn: thuộc huyện Chí Linh,tỉnh Hải Hưng.

1172 Nhân Vinh có vợ là công chúa Huy Ninh. Nhân Vinh chết, Nghệ Tông đem Huy Ninh gả cho Quý Ly, như vậy Hoàng Trung gọi Quý Ly là bố dượng.

1173 Tương Như: tức Tư Mã Tương Như, tên tự là Trường Khanh, người Thành Đô. ĐờI Hán Cảnh Đế làm vũ kỵ, thường thị, dùng tiếng đàn khêu gợi người phụ nữ trẻ mới góa chồng là Trác Văn Quân, con gái yêu của Trác Vương Tôn, rồi hai người mới lấy nhau. Sau được bố vợ giúp đỡ, Tương Như trở nên giàu có, rồi làm quan, được phong tới chức Hiếu Văn viên lệnh, rất giỏi về từ chương.

1174 Theo Nghệ văn chi của Lê Quý Đôn, Trần Nguyên Đán soạn Băng Hồ ngọc hác tập, 10 quyển. Cũng theo sách trên, Hồ Tông Thốc soạn Thảo nhãn hiệu tần tập).

1175 Sĩ Thành: nên sưa là Thổ Thành, tên xã thuộc huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, nay thuộc tỉnh Nghệ An.

1176 Ý nói một người làm quan, cả họ được nhờ.

1177 Văn võ toàn tài, vua tôi một dạ.

1178 Kinh dịch có câu: "Lý sương nhi kiên băng chí" (Giẫm lên sương thì biết sẽ có băng cứng), ý nói phải thận trọng đề phòng sự biến xảy ra, khi mới thấy triệu chứng, như thấy có sương là biết sẽ có đóng băng.

1179 Tỳ là em của Quý Ly.

1180 Núi Đại Lại: Cũng gọi là núi Kim Âu. Thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

1181 Đế Hiện là con Duệ Tông, cháu Nghệ Tông. Ý nói nên phế bỏ Đế Hiện mà lập con mình.

1182 Tên húy là Ngung, con út Nghệ Tông, sau được lập làm vua.

1183 Theo quy chế của nhà Trần, đáng lẽ Nghệ Tông phải gọi Đế Hiện là "quan gia". Ở đây gọi là "đại vương" là có ý gay gắt, không coi Hiện là "đế" nữa.

1184 Nguyên văn thiếu hai chữ Thiết Giáp, chúng tôi theo các bản khác bổ sung vào.

1185Giải tán quân lính.

1186 Năm 1399, Kiến Tân là niên hiệu Trần Thiếu Đế.

1187 Lịch triều hiến chương loại chí ghi là Sư Lân.

1188 Có sách chép là Đặng Văn Bác (Lịch triều hiến chương loại chí) hay Du Vân Vĩ (Minh sử, 1.321).

1189 Lương Giang: tức sông Lương, hay sông Chu ở Thanh Hóa. Nhưng Lương Giang còn là tên một khu vực có sông Lương chảy qua. Theo An Nam chí lược của Lê Trác thì Lương Giang là một huyện Lương Giang. Đầu thời Lê cũng còn gọi là huyện Lương Giang, mãi đến đầu thế kỷ XVI mới đổi tên là huyện Thụy Nguyên. Về sau là đất huyện Thiệu Hóa, nay là một phần đất huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa.

1190 Điền Kỵ: nha tướng nước Tề đời Chiến Quốc. Điền Kỵ sau chiếm nước Tề.

1191 Cổ Vô: CMCB 11 chú là tên hương.

1192 Trần Khát Chân: là dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng.

1193 Sông Lô thời trần tức sông Hồng.

1194 Sông Hải Triều: tức sông Luộc hiện nay, khúc sông chảy qua huyện Phù Tiên, Hải Hưng và huyện Hưng Hà, Thái Bình.

1195 La Xã: nay là Xuân La, huyện Từ Liêm, phía tây Hồ Tây.

1196 Nộc Châu: thuộc lộ Quốc Oai.

1197 Miệt Giang: tức sông Châu Cầu ngày nay, là phân lưu của sông Hát, nối với sông Hoàng Giang.

1198 Nguyên văn: "hỏa súng", chỉ loại súng có nòng kim loại và có nhồi thuốc cháy.

1199 Đường men theo núi, phải lấy gỗ bắc sàn mà đi.

1200 CMCB 11 chép là Trần Khang.

1201 Tây Châu: tên huyện đời Trần và đầu thời Lê. Đến thế kỷ XVII, đổi là Nam Chân. Nay là đất huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà.

1202 Nguyên Hy: có hai người anh là Linh Đức (Đế Hiện) và Nguyên Diệu đều bị giết, nên lo ngại không yên.

1203 An Hoạch: Tức làng Nhồi, hay Nhuệ thôn, thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1204 Thập cầm: Có nghĩa là "mười loài chim", thơ vịnh.

1205 Bản Chính Hòa mất tờ 20a và b. Chúng tôi dịch theo bản VHv 179/1-9 kho sách Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, BK8, 20a-b.

1206 Nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.

1207 Từ BK8, 21a, dịch theo bản Chính Hòa.

1208 CMCB 11 chú rằng Quý Ly nói nhiều để khóa miệng mọi người.

1209 Nguyên văn: "Thâm tai! Lê sư", có nhiều cách hiểu. Ở đây dịch theo các hiểu của Bùi Mộng Hoa.

1210 Nguyên văn: "Quân bất mật tắc thất thần", lời của Hệ từ trong Kinh Dịch, giải nghĩa hào "sơ cửu" quẻ Tiết.

1211 CMCB tr.10 chú rằng: Mỗi đô là 30 người .

1212 Chu Công: tức Chu Công Đán, con Văn Vương, người định ra quan chế, lễ nhạc. Đời sau nói đến lễ, nhạc, phần nhiều nhắc đến Chu Công.

1213 Khổng Tử: tên là Khâu, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu, đã san định Lục kinh, là sách kinh điển của Nho giáo, trở thành ông tổ của nho gia.

1214 Tượng trưng cho ngôi vị của thiên tử.

1215 Luận ngữ: là sách ghi những lời của Khổng Tử, do học trò của ông biên tập, được coi là sách kinh điển của nho gia.

1216 Xem Luận ngữ thiên Ung dã, Nam Tử là vợ Vệ Linh Công, đẹp nhưng rất dâm dật.

1217 Xem Luận ngữ thiên Vệ Linh Công, Khổng Tử từ nước Vệ sang nước Trần, dọc đường bị hết lương ăn, người đi theo đói đến nỗi không đứng dậy được.

1218 Xem Luận ngữ thiên Dương hoá, Công Sơn tức Công Sơn Phất Nhiễu, làm quan tể của họ Quý, giữ ấp Phi làm phản. Phật Hất là quan tể ấp Trung Mâu, gia thần của quan đại phu Triệu Giản Tử nước Tần.

1219 Hàn Dũ: tên tự là Thoái Chi, cũng gọi là Hàn Xương Lê, người Nam Dương, là một danh nho đời Đường.

1220 Chu Mậu Thúc là tên tự của Chu Đôn Di đời Tống, hiệu là Liêm Khê tiên sinh, soạn Thái cực đồ và sách Thông thư, là ông tổ của phái Lý học.

1221 Trình Hiệu, Trình Di: là hai anh em, học trò Chu Đôn Di. Trình Hiệu, hiệu là Minh Đạo tiên sinh, có san định lại sách Tính lý và thuyết Thái cực đồ. Trình Di, hiệu là Chính Thúc, hiệu là y Xuyên tiên sinh, là em Trình Hiệu, có làm truyện cho kinh Dịch và kinh Xuân thu.

1222 Dương Thi: tên tự là Trung Lập, hiệu là Quy Sơn tiên sinh, học trò của Trình Di.

1223 Trọng Tố: là tên của La Tùng Ngạn, hiệu là Dự Chương tiên sinh, học trò Dương Thi. Ông ở ẩn, đọc sách, không ra làm quan.

1224 Lý Diên Bình: tức Lý Đồng, tên hiệu là Diên Bình tiên sinh, là học trò La Tùng Ngạn và là thầy học Chu Hy, nổi tiếng về lý học.

1225 Chu Tử: tức Chu Hy, tên tự là Nguyên Hối (sau đổi là Trọng Hối), khi mất được tòng tự ở Văn Miếu nên gọi là Chu Tử, là người tập đại thành của phái Lý học đời Tống.

1226 Huyện Tân Phúc: sau là huyện Đa Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

1227 CMCM 11 chép là Thiên Huy công chúa, con gái thượng hoàng.

1228 Tức Ja-va (In-đô-nê-xi-a).

1229 Chu Công Đán là quan chủng tề của nhà Chu. Chu Vũ Vương Phát chết, con là Thành Vương Tung lên ngôi lúc 13 tuổi. Chu Công phải trông coi mọi việc, giúp Thành Vương đến lúc trưởng thành.

1230 Hoắc Quang giữ chức Đại tư mã tướng quân, phò Hán Chiêu Đế lúc lên ngôi mới 9 tuổi.

1231 Gia Cát Lượng tức Khổng Minh, là thừa tướng của Chiêu Đế Lưu Bị nước Thục đời Tam Quốc. Lưu Bị chết, con là Lưu Thiện nối ngôi, tức Thục Hậu chúa, mọi việc nước, việc quân đều phải trông cậy vào Gia Cát Lượng.

1232 Tô Hiến Thành là Thái úy triều Lý Cao Tông, nhận di mệnh Cao Tông phò vua nhỏ là Long Cán lên nối ngôi mới 3 tuổi.

1233 Tứ phụ: nghĩa là bốn viên đại thần giúp vua khi mới lên ngôi.

1234 Chỉ Thuận Tông.

1235 Xích chủy: nghĩa là mõm đỏ, miệng đỏ, hay đỏ mỏ. Xích chủy hầu là loài đỏ mỏ ám chỉ Lê Quý Ly.

1236 Bạch kê: nghĩa là gà trắng. Nghệ Tông sinh năm Tân Dậu, tức năm gà. Tân thuộc hành kim, loài kim sắc trắng. Vì thế "bạch kê" ám chỉ Nghệ Tông.

1237 Chữ vương? ở trong lòng chữ khẩu? là chữ "quốc"?.

1238 Theo tục nhà Trần, hằng năm vào ngày mồng 4 tháng 4, vua hội họp bề tôi làm lễ tuyên thệ ở đền Đồng Cổ. (Xem bản kỷ, quyển 5, Kiến Trung năm thứ 3, 1277).

1239 Chỉ Quý Ly.

1240 Chỉ Chiêm Thành.

1241 Chỉ Lê Quý Ly.

1242 Lời Đồng Trọng Thư trong sách Hán thư. Nguyên văn: "Tiền hữu sàm nhi bất kiến, hậu hữu tặc nhi bất tri".

1243 Nhật Chương mưu giết Quý Ly, bị Nghệ Tông giết (việc chép vào năm Quang Thái thứ 5, 1392).

1244 Sảnh, đài: là Trung thư sảnh và Ngự sử đài. Hoa lư: là nhà ở của đại thần thân cận vua.

1245 Một thiên trong sách Thượng thư được coi do Chu Công Đán soạn ra để răn dạy Thành Vương nhà Chu. "Vô dật" có nghĩa là chớ có lười biếng, an nhàn. Nội dung của thiên này là làm vua nên chăm lo chính sự, hiểu nỗi khó nhọc của dân, không nên đánh thuế nặng...

1246 Nghĩa là giúp vua trị nước kiêm việc dạy bảo vua.

1247 Long Châu và Phụng Nghĩa: đều thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

1248 CMCB 11 chép là Tăng đường đầu mục, có lẽ là một chức đứng đầu một bộ phận nhà sư.

1249 Mũ cao sơn: cũng chế như kiểu mũ viễn du, nhưng không lõm xuống, đứng thẳng, không có ống suốt tháo ra lắp vào.

1250 Mũ thái cổ: theo Lễ ký, là mũ của người mới gia quan, mũ vải thảm.

1251 Mũ viễn du: theo Dư phục chí trong Hậu Hán thư thì kiểu mũ này cũng như mũ thông thiên, cao 9 tấc, thân mũ thẳng, đính mũ hơi lõm, thẳng chỗ lõm xuống ấy làm một vòng sắt (cầu mũ), nằm ngang trước vòng sắt có cái ống suốt ngang để tháo hoặc lắp vòng sắt ấy.

1252 Mũ khước phi: chế như kiểu mũ trường quan, cao 7 tấc, rộng 5 tấc, làm bằng cật tre, nhưng bên dưới co lại.

1253 Quốc ngữ Thi nghĩa: giải thích Kinh Thi bằng quốc ngữ hay dịch Kinh Thi ra quốc ngữ (chữ Nôm).

1254 Chỉ 5 bộ sách kinh điển của nhà Nho là Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lê, Kinh Xuân thu và Kinh Nhạc.

1255 Long Đỗ: chỉ Thăng Long. Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên xưng là thần Long Đỗ. Đại La từ đời Lý đổi là Thăng Long. Do đó người ta thường gọi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là đất Long Đỗ.

1256 Sông Lô: hay sông Nhị, là sông Hồng ngày nay.

1257 Nguyên văn "Tại đức bất tại hiểm" là câu của Ngô Khởi, một danh tướng đời Chiến Quốc nói với Ngụy Vũ hầu.

1258 Bản dịch cũ (t.II, tr.201) chép là Trần Nguyên Hãn và chú là CMCB 11 chép là Trần Nguyên Hãn. Nhưng thực ra Cương mục ở chổ này vẫn ghi là Trần Nguyên Trữ coi phủ đô thống Tam Giang.

1259 Đảng: là một đơn vị hành chính đời xưa gồm 50 nhà: toại tương tự như làng, xã; tự và tường đều là tên trường học.

1260 Đây là tên đất thời Lê chứ không phải tên đất đời Trần. Có thể lời chiếu được chép lại không đúng nguyên văn.

1261 Quan điền: tức ruộng công .

1262 Bản dịch cũ chép là 11 mẫn và chú là CMCB 11 ghi 12 mẫu.

1263 Danh điền: là ruộng có người đứng tên, tức ruộng tư.

1264 Đường An: tức huyện Bình Giang về sau, nay là một phần đất huyện Cẩm Bình, Hải Hưng.

1265 Nguyên văn là chữ "hữu", nhưng chắc là chữ "cổ", Cương Mục cũng chép là Cổ Lũng. Cổ Lũng là tên đời Trần, đến đời Lê mới đổi là Hữu Lũng, nay là huyện Hữu Lũng, thuộc tỉnh Lạng Sơn.

1266 Nguyên văn là chữ? không có loại từ nào có chữ này. Tên vua nhà Trần thường có bộ nhật, hoặc hỏa. Ở đây, tên vua là An và thêm bộ hỏa .

1267 Hào Cửu ngũ của quê Kiền trong Kinh Dịch nói: "Long phi tại thiên, lợi kiến đại nhân" được coi là điềm xuất hiện vua giỏi, nên "ngôi cửu ngũ" là chỉ ngôi vua.

1268 Tức thái tử.

1269 Huyền phong: là phong cách thanh tao, ở đây chỉ đạo giáo.

1270 Hoàng ốc: loại xe vua ngự, ngoài bọc lụa sắc vàng. Nên hoàng ốc cũng dùng để chỉ ngôi vua.

1271 Quốc tổ: tức là tổ phụ (ông) của vua. Vợ Thuận Tông là con gái trưởng Quý Ly. Quý Ly là ông ngoại của Thiếu đế An.

1272 Quan điền: ruộng công.

1273 Ngũ Quý: còn gọi là Ngũ Đại, giai đoạn lịch sử Trung Quốc gồm 5 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, Hậu Hán (947 - 950) là tên một triều đại do Lưu Tri Viễn lập ra kế tiếp triều đại Hậu Tấn, đặt quốc hiệu là Hán, nên đời sau gọi là Hậu Hán.

1274 Tức Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương.

1275 Theo phép chép sử truyền thống của sử gia phong kiến, chỉ những triều đại chính thống mới được chép riêng thành kỷ, như kỷ nhà Lý, kỷ nhà Trần, kỷ nhà Lê... những triều đại không chính thống (gọi là nhuận triều) thì không được chép thành kỷ.

1276 Kiến Văn: là niên hiệu của Minh Huệ Đế, không phải là của Minh Thái Tổ, Toàn thư in lầm.

1277 Thôn Đạm Thủy: thuộc huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

1278 Tức Thuận Tông. Sau khi truyền ngôi cho con, Thuận Tông tự xưng là Thái Thượng Nguyên Quân Hoàng Đế.

1279 Đốn Sơn: là ngọn núi ở xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, thuộc tỉnh Thanh Hóa.

1280 Chữ "lệ"? ở nguyên bản là chữ "trắc"?, sửa lại là "lệ", chúng tôi cho là hợp lý.

1281 Vĩnh Linh: tên huyện đời Trần, đời Lê đổi là Vĩnh Phúc. Nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

1282 Màu bồ hoàng: màu vàng như nhị hoa xương bồ.

1283 CMCB 11 chép là "thiên tử", có lẽ hợp lý hơn.

1284 "Dư" là đại từ ngôi thứ nhất, nghĩa làm "ta", dùng cho mọi người, còn "trẫm" là tiếng tự xưng, chỉ riêng vua được dùng.

1285 Công tử Ngữ nước Sở khi hội thề với các nước ở đất Quắc, mặc áo đẹp như áo vua, có quân hầu cầm giáo mác hộ vệ, kết cỏ bồ làm chỗ ở tại nơi thề như cung vua. Sau này, giết Giáp Ngao, là vua Sở, lên làm vua tức Sở Linh Vương (xem Tả truyện, Lỗ Chiêu Công năm thứ 1).

1286 Cổ Đằng: là tên giáp, thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

1287 Lịch Sơn: thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ngày nay.

1288 Ở đây Toàn thư chép là Đông Lộ, nhưng ở đoạn sau (tờ 40b), chép rõ ràng Bằng Cử là An phủ sứ lộ Đông Đô.

1289 Theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn; con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương phong co ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.

1290 Địch Thanh khi làm tể tướng nhà Tống, có người con cháu xa của Địch Nhân Kiệt tức Địch Lương Công (được phong là Lương Huệ Công) đem bức chân dung và bằng sắc của Lương Công đến dâng và bảo ông là con cháu xa của Lương Công. Ông từ chối nói: May gặp được phú quý nhất thời, đâu dám nhận là con cháu Lương Công.

1291 Chiêu Liệt là Lưu Bị, Trung Sơn Tĩnh Vương là con Hán Cảnh Đế, Ôn Công tức Tư Mã Quang, sử gia đời Tống, tác giả bộ sử Tư trị thông giám. Tư Mã Quang không thừa nhận Lưu Bị là dòng dõi vua Hán.

1292 Tức Khổng Minh Gia Cát Lượng, bề tôi của Lưu Bị.

1293 Chỉ Chu Hy.

1294 Thú: thái thú, lệnh: lệnh doãn. Thú lệnh là tên gọi chung những chức quan đứng đầu ở phủ, châu hoặc ở huyện.

1295 Chỉ triều Lê.

1296 Linh kim tàng: kho chứa gươm thiêng, lấy điển Lưu Bang dùng gươm chém rắn khi mới nổi lên chống nhà Trần.

1297 Chi ngôn nhật xuất (Chén rượu như câu nói mỗi lúc một khác) là câu trong sách Trang Tử. Chi là chén ở trong mà biến đổi tư thế, cũng ví như lời nói tùy theo sự vật mà đổi thay.

1298 Sơn Vi: tên huyện, nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Bùi Ứng Đẩu, người xã Xuân Dũng (làng Dóng). (BT).

1299 Tức là khi Hán Thương ở ngôi thái tử.

1300 Thường bình: nghĩa là "luôn luôn cân bằng". Khi thóc hơn thì đong vào, khi thóc kém thì bán ra theo giá rẻ để giá thóc ổn định

1301 Ngụy Trưng: là tể tướng của nhà Đường, nổi tiếng thẳng thắn can ngăn vua, dâng hơn hai trăm tờ biểu sớ can ngăn Đường Thái Tông, Thái Tông cũng phải kính nể .

1302 Chiêm Động: được chia làm hai châu Thăng và Hoa, là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay.

1303 Cổ Lũy: được chia thành hai châu Tư và Nghĩa, là đất các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.

1304 Tân Ninh: là vùng các con sông Thu Bồn, Vu Da ở miền tây tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng ngày nay.

1305 Tế Giao: là tế trời vào tiết Đông chí và tế đất vào tiết Hạ chí.

1306 Mệnh phụ: các bà được vua phong hiệu cho.

1307 Xe Thái Bình: được chế tạo từ đời Lý.

1308 Chỉ Hồ Quý Ly.

1309 Tức núi Đại Lại, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

1310 Chỉ Hồ Hán Thương.

1311 Tức ngôi vua. Đời Trần, Hồ, vua gọi là quan gia.

1312 Tên lộ, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

1313 Đời xưa, đât gần kinh kỳ gọi là "phụ". "Tam phụ" là ba vùng đất gần kinh kỳ.

1314 Thị giám: người coi chợ.

1315 Minh sử, An Nam truyện chép năm này nhà Minh sai hành nhân là Dương Bột sang ta. CMCB 12 cũng chép theo như vậy.

1316 Kiến Văn: là niên hiệu của vua Huệ Đế nhà Minh.

1317 Khi Yên Vương Lệ mang quân đi đánh về kinh đô, Kiến Văn sai đem chiếu thư xá tội cho Lệ, bảo rút quân trở về phiên trấn. Lệ không nhận tờ chiếu.

1318 Giải Tấn bị nhà Minh bắt giam rồi giết chết. Việc này chép vào năm Trùng Quang Đế thứ 3 (1441) (Xem BK 9).

1319 Bản Đại lang: là đất Panduranga của Cham-pa, nay là vùng Phan Rang ở Thuận Hải. Hắc Bạch và Sa Li Nha, chưa rõ chỉ vùng nào.

1320 Quảng tế: cơ quan coi việc y tế bấy giờ.

1321 CMCB 12 chữa là "sung tuyển bổ", nghĩa là "được lựa chọn bổ dụng".

1322 Theo Thông giám tập lãm thì năm Hoàng Khánh thứ 3 (1314) mới định phép thi 3 kỳ là: kỳ thứ nhất thi hai bài minh kinh và kinh nghi; kỳ thứ hai thi các bài phú, chế, cáo, chương, biểu theo cổ thể; kỳ thứ ba thi 1 bài văn sách, hỏi về kinh sử và thời sự.

1323 Liên Cảng: sau thuộc xã Thủy Liên, huyện Lệ Thủy, nay thuộc Quảng Bình.

1324 Cửa Eo: tức cửa Thuận An ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1325 Toàn thư chép là ?, Minh sử (An Nam truyện) chép là?, vậy phải đọc là Kỳ.

1326 Nghĩa là đội những người cùng khổ.

1327 Động Cổ Liệt: theo chú thích của bản dịch cũ thì Cổ Liệt có thể là Kẻ Sét, tức xã Thịnh Liệt sau này, ở gần Hoàng Mai, Hà Nội.

1328 thái học sinh lý hành: thái học sinh chưa chính thức.

1329 Theo CMCB 12 thì thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong tỉnh Sơn Tây. Nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây.

1330 Ở khoảng Đáp Cầu, tỉnh Hà Bắc.

1331 Có lẽ là khoảng hạ lưu sông Thương.

1332 CMCB 12 chép là Vân Dương Bá.

1333 Tức cửa ải Nam Quan ngày nay.

1334 Một cửa ải gần thị xã Hà Giang ngày nay.