1037 Thuận Thánh Bảo Từ: là vợ của Anh Tông, mẹ đích của Minh Tông.

1038 Y bát: là áo cà sa và bát xin thức ăn, hai vật tượng rưng cho nhà sư. Ở đây không đi tu.

1039 Sách Mã Tích: có lẽ là nước Tumasik, tên cổ của Singapur ngày nay. Thư tịch Trung Quốc có chổ phiên âm là Đơn Mã Tích.

1040 Nguyên văn là "Bắc quốc sứ", bản dịchcũ dịch là "sức Bắc quốc". Ta thường hiểu Bắc quốc là Trung Quốc. Nhưng ở đây đang nói về nước Sách Mã Tích, mấy chữ "Bắc quốc sứ" làm câu mất nghĩa. Chúng tôi cho rằng chữ Bắc? là nhầm tử chữ Thử?. "Thử quốc sứ" là "sứ nước ấy", câu trở nên rõ ràng. Ngôn ngữ Tumasik thuộc hệ Mã Lai - Đa Đảo. Trần Nhật Duật biết tiếng Chàm, cùng thuộc hệ này, nên có thể nahnh chónh học được tiếng Tumasik.

1041 Trần Nhật Duật là con của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông, nên Nhân Tông gọi là "chú" (nguyên văn: "Chiêu Văn thúc").

1042 Anh Tông gọi Nhật Duật bằng tổ phụ, tức là ông.

1043 Nay là vùng đất huyện Chính Định, thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).

1044 Niên hiệu Thiệu Bảo đời Trần Nhân Tông kéo dài từ 1270 đến 1280. Từ tháng 10-1285, mới đổi sang niên hiệu Trùng Hưng. Việc Trần Nhật Duật chống quân Nguyên nói ở đây là xảy

1045 Tức Chiêu Văn Vương Trần Ích Tắc.

1046 Chỉ Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn.

1047 Chỉ Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn.

1048 Tức Đạo Giáo.

1049 Xung: nghĩa là sâu, là hư không; xung điển: là chỉ chung các kinh điển của Đạo giáo.

1050 Quách Tử Nghi: quan đời Đường (Trung Quốc) trải bốn triều huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, Đức Tông. Sau khi dẹp loạn An, Sử, được Túc Tông phong là Phần Dương Vương, nên thường được gọi là Quách Phần Dương. Đời Đức Tông, làm Thái úy trung thư lệnh, nên cũng được gọi là Quách Lệnh Công.

1051 Nguyên sử, bản ký (Văn Tông) chép là tản Lý Ngoã.

1052 CMCB9 dựa vào Nguyên sử chép tên người câm đầu sứ bộ lần này là Đoàn Tử Trinh.

1053 Châu Kiềm tức Mật châu, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (theo CMCB9).

1054 Bài văn khắc ở núi Thành Nam, thôn Trầm Hương, huyện Tương Dương, trỉnh Nghệ An. Theo CMCB9, thì nét chữ to bằng bàn tay, tạt vào đá sâu đến hơn một tất. Cương mục chép việc này vào năm Ất Hợi, Khai Hựu năm thứ 7 (1335).

1055 Nam Nhung: là tên ấp, ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

1056 Cương mục chú sông Tiết La ở ấp Nam nhung. Có lẽ sông Tiết La là miột khúc của sông Lam ở gần vùng Cửa Rào.

1057 Trận đánh Thành Bộc ở nước Vệ thời Xuân Thu xảy ra giữa nước tấn và nước Sở. Quân Sở do Tử Ngọc chỉ huy vốn có ưu thế hơn quân Tấn. Tướng Tấn Loan Chi dùng mưu giả cách thua chạy, Tử Ngọc dẫn quân đuổi theo, bị quân tấn hai bên đánh ập lại, quân Sở đại bại.

1058 Nên sửa là Bảo Hưng. Toàn thư, BK6 chép: Hưng Long năm thứ 12 (1304), tháng 12... Vua (Anh Tông) đối với người tôn thất như Bảo Hưng Vương (không rõ tên) rất là thân yêu mà không trao cho chính sự vì không có tài.

1059 Huyện Sơn Minh: nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

1060 Lời chú trong thiên Học nhi, sách Luận ngữ.

1061 Trà Hương: là đất huyện Kim Thành trước đây, nay là một phần đất huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng.

1062 Núi Yên Phụ: ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng.

1063 Nay là huyện Vũ Thư và huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

1064 Đời Chu ở Trung Quốc, Chu Hoàn Vương Cơ Lâm chết, con là Trang Vương Cơ Đà lên ngôi, nhưng Chu Công Hắc Kiên âm mưu giết Trang Vương lập Tử Nghi (em Trang Vương), cung đình loạn to, xác Hoàn Vương để tới 7 năm mới chôn.

1065 Tức đất huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay.

1066 Sông Vạn Nữ: hay sông Trinh Nữ ở địa giới huyện Yên Mô (CMCB9), nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

1067 Thứ vải chịu lửa, có nhiều thuyết, nhưng có lẽ là giặc bằng lửa (hoãn cũng đọc là cán, có nghĩa là giặt).

1068 Cũng đọc là Chà Bồ, có lẽ là phiên âm tên Java (In-đô-nê-xi-a).

1069 Sử Trung Quốc chép là Phương Quốc Trân. Năm 1348, Phương Quốc Trân khởi nghĩa ở Chiết Đông, lấy Khánh Nguyên (Ninh Ba, Chiết Giang) làm căn cứ.

1070 Thứ bát sứ tráng men, khi nung, lửa lò không đều, men biến đi mà thành sắc lạ.

1071 Có lẽ cũng là Qua Oa, tức Java.

1072 Bản dịch cũ chú rằng có lẽ là cửa Thơi và cửa Quèn.

1073 Từ Thọ Huy nổi dậy ở vùng Hồ Bắc, xưng đế, quốc hiệu là Thiên Hoàn, đóng đô ở Nghi Thủy, sau dời đô về Hán Dương (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

1074 Niên hiệu Thiệu Phong (1341-1358) không có quân Nguyên xâm lược. Cương mục chữa là Nguyên Phong (1251 -1258). Như vậy là muốn chỉ cuộc xâm lược của quân Mông Cổ vào năm 1258, không chắc là có thầy thuốc Trung Quốc đi theo quân Mông Cổ. Chúng tôi cho rằng nên chữa là là Thiệu Bảo (1279-1285). Trong niên hiệu này, có cuộc xâm lược lần thứ hai 1285. Lần này ta bắy được nhiều tù binh.

1075 Thẻ bài gỗ có bốn cạnh như hình cái thước vuông và nghiên vàng đựng mực, là hai thứ đeo vào đai lưng để tiện ghi chép.

1076 Bát Khối: tức Bát Tràng và Thổ Khối, tên hai xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội.

1077 Khoái Châu: gồm đất các huyện Châu Giang (trừ đất Văn Giang cũ), Kim Thi và Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng ngày nay.

1078 Hồng Châu: gồm đất các huyện Mỹ Văn, Cẩm Bình, Ninh Thanh và Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng ngày nay.

1079 Thuận An: gồm đất huyện Thuận Thành và huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, huyện Văn Giang cũ của tỉnh Hải Hưng và huyện Gia Lâm, Hà Nội.

1080 Cổ Lũy: là đất tỉnh Quãng Ngãi.

1081 Hóa Châu: gồm đất các huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1082 Lạng Giang: gồm đất các huyện Yên Dũng, Lục Ngạn, Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.

1083 Nam Sách: gồm đất các huyệnn Chí Linh, Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng và dất huyện Tiên Lăng, Hải phòng ngày nay.

1084 Yên Ninh: là tên huyện thời Lê sơ, sau vì kiêng húy tên Trang Tông (1533-1548), đổi thành Yên Khang. Thời Nguyên là huyện Yên Khánh. Nay chia vào đất huyện Tam Điệp và huyên Hoa Lưu, tỉnh Ninh Bình

1085 Núi Thánh Chúa: ở Kính Chủ, tỉnh Hải Dương.

1086 Chỉ cha của bà là Phạm Ngũ Lão.

1087 Núi Kiệt Đặc: ở địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

1088 Chiêu Từ Thái Hậu: tức là Huy Từ hoàng thái phi, mẹ sinh của Minh Tông.

1089 Mục Lăntg: ở xã Yên Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

1090 Thiên Liêu: là tên xã.

1091 Long Châu: tên châu đời Đường, đời Tống, Nguyên cùng gọi là Long Châu. Nay là đất huyện Long Châu, Trung Quốc. Bằng Tường: tên động đời Tống, Nguyên. Đời Minh đặt làm thổ châu. Nay là đất huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

1092 Lộ Hạc chắc là nước lộ Hạc mà Toàn thư dã chép vào đời Lý (BK6, 6B). Dựa vào âm đọc, có thể cho rằng Lộ Hạc al2 nước La Hộc được nhắc đến trong thư tịch Qrung Quốc đời Nguyên. La Hôc là quốc gia Lavo ở Lopburi, Thái Lan. Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký của Mác-cô Pô-lô (Marco Polo).

1093 Trà Nha: nguyên bản chép là . Toàn thư chú rằng: đọc al2 (Nha), nhưng chữ này cũng có âm đọc là Oa. Trà Oa thì chắc chắn là chỉ đảo Ja-va (In-đô-nê-xi-a) mà ở những chổ khác Toàn thư chép là Trảo Oa, qua Oa hay Chà Bồ.

1094 Xiêm La: Ở đây chỉ vương quốc Sukhuthai hình thành vào thế kỷ XIII ở Thái Lan.

1095 Cửa biển Dĩ Lý ở xã Lý Hoà, huyện Bố Trạch, nay thuộc tỉnh Quảng Bình.

1096 Ở đây, Toàn thư chú thích phủ Lâm Bình là Dĩ Lý, nhưng chắc là nhầm. Phủ Lâm Bình nói ở đây hẳn gồm cả đất châu Lâm Bình đời Lý. Năm 1075, Lý Nhân Tông đã đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình (Toàn thư BK3, 9a). Có lẽ chữ Dĩ Lý ở đây nhầm từ chữ Địa lý.

1097 Nguyên văn là Toán Viên. Đến đời Lê, ở Thăng Long vẫn còn phường Toán Viên. Hai bài thơ trong Lã Đường di tập của Thái Thuận nói về phường Toán Viên đều nhắc đến Cửa Bắc và Hồ Tây. Có lẽ phường này ở ven Hồ Tây, gần cửa Bắc, chứ không phải là ở Láng như nhiều người thường nghĩ.

1098 Núi Thiên Kiện: còn có tên là núi Địa Cận, ở xã Thiên Kiện, huyện thanh Liêm, tỉnh nam Hà.

1099 Sơn Lão quân: quân các dân tộc miền núi.

1100 Minh: tức chu Nguyên chương, Hán: tức Trần Hữu Lượng.

1101 Hương Mễ Sở: nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

1102 Tức bãi Chử Gia, sau gọi là Chử Xa, huyện Văn Giang cũ, nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

1103 Hán: là quốc hiệu của Trần Hữu Lượng. Lượng đánh nhau với Chu Nguyên Chương ở hồ Phiên Dương, bị chết trận. Chu Nguyên Chương đến vây Vũ Xương, con của Lượng là Trần Lý đầu hàng,.

1104 Đất Chiêm Động của nước Chiêm Thành bấy giờ là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Quế Sơn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẳng ngày nay.

1105 Dụ Tông chơi thuyền ở Hồ Tây, suýt chết đuối, được Trâu Canh chữa khỏi, nhưng bị chứng liệt dương (xem BK7, 10a).

1106 Thái hoàng chỉ thái hậu Hiến Từ, thái tể chỉ Nguyên Trác, làm thái tể dưới triều Nhật Lễ.

1107 Phụ lăng: ở xã Yên Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

1108 Lời Tống Anh Tông ca ngợi Cao hoàng hậu nhà Tống, Nguyên văn: "Nữ trung nghiêu Thuấn".

1109 Công chúa Thiên Ninh: là con gái Minh Tông do bà Hiến Tử sinh ra. Hai người con bà sử không nói rõ tên.

1110 Tức sông Lèn, một chi lưu của sông mã, tỉnh Thanh Hóa.

1111 Bảy lăng: Là Chiêu Lăng chôn Thái Tông, Dụ Lăng chôn Thánh Tông, Đức Lăng chôn Nhân Tông, Thái Lăng chôn Anh Tông, Mục Lăng chôn Minh Tông, An Lăng chôn Hiến Tông, Phụ Lăng chôn Dụ Tông.

1112 Phủ Kiến Hưng: đời Trần, là phủ Nghĩa Hưng thời Lê, nay là đất các huyện Vụ Bản, Nghĩa Hưng và Ý Yên, tỉnh Nam Định.

1113 Khai Thái: (1342 - 1329) là niên hiệu của Trần Minh Tông.

1114 Đại Trị: (1358 - 1369) là niên hiệu của Dụ Tông.

1115 Sông Hổ: Con sông ở huyện Yên Mỗ, nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

1116 Tức phường Hà Khẩu sau này, ở vào khoảng phố Hàng Buồm, Hà Nội ngày nay.

1117 Chu An hay Chu Văn An (1292 - 1370), quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Huyện Thanh Đàm đời Lê là huyện Thanh Trì ngày nay. Đời Lê trung hưng, vì kiêng húy Thế Tông là Đàm, mới đổi Thanhb Đàm thành Thanh Trì.

1118 Dịch thoát ý từ câu "hòa quang đồng trần", nguyên là câu "hòa kỳ quang, đồng kỳ trần" (hòa chung ánh sáng, cùng chung bụi bặm) trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử.

1119 Cửa Đại An: sau đổi là cửa Liêu, huyện Đại An, nay là huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Hà Nam Ninh.

1120 Phường Phục Cổ: Ở khoảng phó Nguyễn Du, Hà Nội hiện nay. Nếu đời Trần ở đó có bến thì chắc là có một nah1nh sông Hồng chảy qua đó, nối với hồ Thuyền Quang.

1121 Sung Viên: một bậc cung tần.

1122 Tức Trần Thừa, cha của Trần Thái Tông (Trần Cảnh).

1123 Tức cửa khẩu, ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

1124 Phủ Tân Bình: thời Trần, mà trước đó gọi là phủ Lâm Bình, có lẽ tương đương với phủ Tân Bình thời Lê sau này (nghĩa là gồm cả đất hai châu Minh Linh và Bồ Chính thời Lý). Nếu đúng vậy, phủ Lâm Bình hay Tân Bình thời Trần bao gồm vùng đất các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Ninh, Tuyên Hóa, Bến Hải tỉnh Quảng Bình ngày nay, trong khi châu Lâm Bình thời Lý chỉ gồm đất huyện Lệ Ninh ngày nay.

1125 Cửu Chân: chỉ vùng Thanh Hóa.

1126 Hà Hoa: đất các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.

1127 Hộ, xá: những người không có tên trong sổ hộ tịch, đi làm thuê lấy tiền công, họp thành các ộ, các xá.

1128 Húc sau bị Phế đế giết vào năm Xương Phù thứ 5 (1381).

1129 Nguyên văn "vô thần thiếp chi tâm", chúng tôi cho là có lẽ bản khắc in đã lầm chữ "phục" thành chữ "thiếp".

1130 Có lẽ là xã Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay.

1131 Di Luân: tức cửa Ròn, ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

1132 Tức cửa sông Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình.

1133 Nguyên văn: "Thi Nại Hồn cảng khẩu", chữ "Hồn" có lẽ là thừa. Cửa Thi Nại nay là cảng Quy Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định.

1134 Đồ Bàn: hay Chà Bàn, là kinh đô của nước Chiêm Thành hồi đó. Dấu vết của thành ngày nay vẫn còn ở Bình Định.

1135 Ngựa nê thông: ngựa lông sắc trắng, sắc đen chen nhau như màu bùn.

1136 Theo CMCB 10, 41, thì Ngự Câu vương Húc đầu hàng giặc.

1137 Theo CMCB 10, 41, thượng hoàng sai đem xe tù đi bắt Tử Bình. Khi về qua phủ Thiên Trường, người ta tranh nhau chửi hắn, lấy gạch ngói ném vào xe hắn.

1138 Huyện Đồng Lại: sau là huyện Vĩnh Lại, tức là đất huyện NInh Giang cũ, nay thuộc huyện ninh Giang tỉnh Hải Hưng và phần đất phía nam huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

1139 CMCB 10 chép là cửa Trần Phù, tức cửa Thần Đầu trước kia.

1140 Nguyên văn: "... hoàn xuất Đại hải khẩu", thiếu chữ "An"

1141 Lời của Khổng Tử trong "Luận ngữ".