502 Minh văn: bài văn khắc trên các đồ kim khí như chuông, đỉnh hoặc trên bia đá.

503 Phốc đầu: tên mũ, tức là mũ cánh chuồn, có hai dải cánh giương ra hai bên.

504 Dâm Đàm: tức Hồ Tây ở Hà Nội, xem BK2, 35b.

505 Nguyên văn: "Hậu nhân mục kỳ xứ viết". Chữ ____ "mục" trong câu này không hợp nghĩa (người sau nhìn xứ ấy (?), gọi là ......), có lẽ là chữ ____ vị ( ... vị kỳ xứ viết ...)

506 Huyện Từ Liêm: nay thuộc Hà Nội.

507 Núi Tiên Du: xem chú thích BK2, 22B

508 Trảo Oa: phiên âm tên đảo Java (Indonesia)

509 Ngưu Hống: tộc người Thái ở vùng Sơn La, có thể là người Thái Đen. Ngưu Hống có thể là phiên âm tên Ngù Háu trong tiếng Thái, có nghĩa là "Rắn hổ mang". Theo Quắm tố mướu (truyện kể bản Mường) của người Thái Đen thì chúa Lò Rẹt ở Mường Muổi (khoảng thế kỷ XIV) lấy hiệu là Ngù Háu. Nhưng Ngù Háu có thể là hình tượng của tộc Thái Đen từ trước

510 Sĩ sư: tên chức quan coi việc hình pháp ở Đô hộ phủ (Đô hộ phủ vốn là tên gọi cơ quan cai trị cấp châu đời Đường, các triều đình Đinh, Lê, Lý vẫn giữ tên Đô Hộ Phủ, nhưng chỉ chuyên việc hình pháp)

511 Thư gia: Theo Lê Quý Đôn, thư gia tức là ty lại (Kiến Văn Tiểu Lục, bản dịch, Nxb Sử học, 1962, tr. 129 - 130), có thể cũng như tên gọi "thư lại" đời sau. Phan Huy Chú ghi tên các thư gia như: Nội hỏa thư gia, Ngự khố thư gia, Chi hậu thư gia, Nội thư gia, Lệnh thư gia v.v ... (Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, T.2, Nxb Sử học, 1962, tr. 6)

512 Án ngục lại: người giúp việc xét hỏi về công việc hình án.

513 Nguyên bản in lầm là "Giáp Thân", theo thứ tự niên hiệu và can chi thì ở đây phải là năm "Mậu Thân" (1068). Việt sử lược q.2, 13a cũng chép "Mậu thân"

514 Châu Chân Đăng: xem chú thích trang BK2, 21a.

515 Thiên Huống Bảo Tượng nghĩa là "Trời cho con voi trắng".

516 Hương Siêu Loại: nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.

517 Nguyên bản in nhầm là "Ất Dậu". Theo thứ tự niên hiệu và can chi ở đây phải là năm "Kỷ Dậu" (1069). Việt Sử Lược Q.2, 13b cũng chép "Kỷ Dậu"

518 Chế Củ: tức vua Chiêm Thành Rudravarman IV.

519 Châu Địa Lý: năm Thái Ninh thứ 4 (1075) đời vua Lý Nhân Tông đổi gọi là châu Lâm Bình, nay là đất huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình

520 Châu Ma Linh: năm 1075 đời Lý Nhân Tông đổi gọi là châu Minh Linh, nay là đất huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị

521 Châu Bố Chính: nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

522 Lời chú thích trong nguyên bản nói: "Địa Lý nay là Quảng Nam" là không đúng. Xem chú thích về châu Địa Lý ở trên.

523 Tứ phối: chỉ Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử được thờ với thầy ở Văn Miếu.

524 Thất thập nhị hiền: 72 học trò giỏi của Khổng Tử.

525 Chùa Tiên Du: ở núi Tiên Du, xem chú thích (4) trang 256)

526 Tức dãy hành lang đã quy định chỉ có các quan chức đô (chỉ huy các đô quân cấm vệ) mới được phép lui tới

527 Phật Pháp Vân: là Phật ở chùa Pháp Vân, tức chùa Dâu, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay

528 Quế Châu: nay là đất huyện Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

529 Người man động: ở đây chỉ chung người các dân tộc thiểu số ở miền núi biên giới Việt - Tống.

530 Cương mục dẫn Cương mục tục biên của Trung Quốc, ghi cuộc hành quân của Lý Thường Kiệt bắt đầu vào mùa đông năm Ất Mão (1075), đánh châu Khâm và châu Liêm vào tháng 11 năm ấy, đánh châu Ung vào tháng giêng năm Bính Thình (1076) để đính chính việc Toàn Thư ở đây ghi dưới đoạn chép việc tháng 2, trước đoạn chép việc mùa thu tháng 8 (CMCB3, 36a)

531 Túc Sa: chỉ Túc Sa Vệ, tướng nước Tề thời Xuân Thu, theo lệnh của Tề Tương Công đem quân đi đánh đất Lai, thế thắng, nhưng Vệ nhận hối lộ rồi đem quân trở về

532 Quảng Nam: tên lộ của nhà Tống, sau chia làm Quảng Nam Đông lộ, tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ, tức tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

533 Sông Như Nguyệt: tức sông Cầu

534 Bài thơ này có nhiều dị bản chép trong Việt Điện U Linh, Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Hoàng Việt thi tuyển v.v... ở đây chúng tôi dịch nghĩa theo văn bản của Toàn Thư

535 Về tên nhân vật truyền thuyết, người anh của Trương Hải, Việt điện u linh, Hoàng Việt thi tuyển v.v... chép là Trương Hống, nhưng ở đây nguyên bản Toàn Thư in rõ là Khiếu (Hống và Khiếu đều có nghĩa là kêu to, nhưng Hống riêng dùng với loài vật lớn). Ngoài Toàn Thư còn có Toàn Việt thi lục cũng chép là Trương Khiếu. Chúng tôi dịch theo văn bản Toàn Thư và nêu vấn đề để xác minh sau.

536 Châu Tây Long và cửa Phù Lan: chưa rõ ở đâu, Lê Đại Hành phong cho con là Cân làm Ngự Bắc Vương, đóng ở Phù Lan, Cương Mục ghi Phù Lan là tên trại ở xã Phú Vệ, huyện Đường Hào, Hải Dương (CMCB1,27a). Đường Hào nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương.

537 Nhân Vương Hội: tức hội tụng kinh Phật thuyết Nhân Vương Bát Nhã Bà La Mật Kinh, trong đó có đoạn nói rằng vua các nước cầu nguyện kinh này thì muôn dân được tai qua nạn khỏi.

538 Chỉ biện pháp kinh tế của nhà Tống do Vương An Thạch đề xướng: mỗi năm hai vụ xuân hè, nhà nước cho dân vay tiền lúc lúa còn non, khi gặt trả lãi 2 phân.

539 Như Toàn Thư ghi đây thì quân nhà Lý trước sau hai lần sang đánh châu Khâm, châu Liêm (lần trước vào năm Ất Mão, 1075, và lần này vào tháng 3 năm Đinh Tỵ, 1077). Cương Mục theo các tài liệu của Trung Quốc như Cương Mục tục biên, Giao Chỉ di biên đã sửa lại, ghi cuộc hành quân năm Ất Mão diễn ra vào tháng 11 và kết thúc sau khi hạ thành Ung Châu tháng giêng năm Bính Thìn (1076), trước sau chỉ một lần chứ không phải hai lần như Toàn Thư đã chép lầm (CMCB3, 36a)

540 Theo Cương Mục, Triệu Tiết chỉ là phó tướng của Quách Quỳ đem quân sang xâm lược nước ta năm Bính Thìn, 1076 (Toàn Thư đã ghi ở BK3, 9a) chứ không phải lại sang lần nữa vào năm này (Đinh Tỵ, 1077) như Toàn Thư đã chép nhầm ở đây.

541 Tức là dân đinh từ 18 tuổi trở lên, xem chú thích (1), tr. 264.

542 Chùa Đại Lãm Sơn hay chùa Lãm Sơn: tức là chùa Giạm trên núi Giạm (Lãm Sơn) ở xả Nam Sơn, huyện Quế Võ, tĩnh Hà Bắc, nay vẫn còn các lớp nền và cột đá chạm rồng thời Lý.

543 Nguyên văn: "thư gia thập hỏa". Thư gia theo Lê Quý Đôn là ty lại (người giúp việc văn thư giấy tờ ở các nha môn. Kiến văn tiểu tục Bản dịch, NXB Sử học, 1962, tr. 189). Phan Huy Chú kể tên một số "thư gia" như nội hỏa thư gia, ngự khố thu gia, chi hậu thư gia, nội thư gia, lệnh thư gia (Lịch triều hiến chương loại chí, t.2: Quan chức chí, NXB Sử học ,1961, tr.6). Các "thư gia" khác đều chưa rõ.

544 Đề cử: tên chức quan thời Lý, quản lý ruộng đất và tài sản của nhà chùa.

545 Châu Thạch Tê: có lẽ miền huyện Thạch Lâm cũ của tỉnh Cao Bằng (theo Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Sđd). Thạch Lâm là đất các huyện Hòa An và Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

546 Lãnh Kinh Xuyên: khúc sông qua bến Lãnh Kinh, xem chú thích ở BK1, 26b.

547 Thăng : đơn vị đo lường, chưa rõ tương đương đơn vị ngày nay như thế nào.

548 Ưu bát đàm: đúng tên là ưu đàm bát, còn gọi là ô - đàm - bạt - ha, ưu - đàm - ba - la, đều là chữ phiên âm tiếng Phạn: Udumbara; xem chú thích (3), tr. 255.

549 Tang thuế: chưa rõ nội dung từ này, theo nghĩa chữ có thể hiểu là thuế và tang. Tang có nghĩa là bẩn thỉu, bỉ ổi, có thể là từ dùng để chỉ các khoản phụ thu thuế bất chính.

550 Thao Giang: tên trại thời Lý, thời Trần đổi là lộ (Phạm Sư Mạnh có bài thơ Án Thao Giang lộ), nay là vùng huyện Tam Thanh, Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.

551 Nước Đại Lý: xem chú thích (1) tr. 270.

552 Vua Chiêm Thành thời gian này là jaya Indravarman II (1086-1113) (theo G. Maspéro, sđd).

553 Cao Môi, cũng gọi là Giao Môi: tên vị thần chủ việc sinh con trai.

554 Liên Hoa Đài trì: hồ ở dưới đài hoa sen.

555 Tức là đoạn đê sông Hồng ở phường Cơ Xá, nay là ở khoảng gần cầu Long Biên (ở đó còn bãi Cơ Xá) thuộc Hà Nội.

556 Việt sử lược (q2, 20b) chép là Tham chính Từ Văn Thông.

557 Núi Thạch Thất: thức núi Thầy (Sài Sơn), huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

558 Tàng câu: tên gọi một trò chơi tìm vật giấu trong nắm tay, tương tự như trò chơi "tay nào có tay nào không".

559 Nguyên văn: "Thủ Thái Đường nhân". Thái Đường có lẽ là tên giáp, vị trí vào khoảng huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây ngày nay.

560 Cam Giá: tức vùng mía ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

561 Đồ khao giáp: đây làm kẻ phục dịch trong quân.

562 Tang thất phụ: đàn bà làm việc ở nhà chăn tằm.

563 Núi Chương Sơn: là núi Ngô Xá ở xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Dấu vết của ngôi tháp thời Lý nay vẫn còn.

564 Ứng Phong: tên phủ thời Lý, tương đương với phủ Nghĩa Hưng thời Lê, tức là đất ba huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay.

565 Tư Nông: tên châu thời Lý, nay là huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

566 Phủ Thiên Đức:Tức là châu Cổ Pháp trước năm 1010, xem chú thích (1) tr. 240.

567 Nguyên bản in sót chữ Vũ, ỡ đoạn sau (BK3, 19b) có ghi rõ Vũ Đô.

568 Tiết Trung Nguyên: tức lễ rằm tháng bảy.

569 Lễ Vu Lan bồn: lễ cúng Phật ngày rẳm tháng bảy, cầu siêu cho cha mẹ khỏi bị khổ hình ở địa ngục.

570 Đại Việt sử lược (q.2, 22b) chép tên người này là Nguyễn Bá Khánh (hai chữ) Khánh và Độ dễ sao chép lầm).

571 Động Ma Sa: thuộc địa phận huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ngày nay.

572 Long Thủy hiệp: tức là Thác Bờ ở gần thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

573 Tất tác giáp: giáp thợ sơn.

574 Đội Sơn: Tức là núi Đọi, ở xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà.

575 Nguyên văn: "tân lang châu", chưa rõ là thứ ngọc gì, có lẽ chỉ là cách để nói viên ngọc châu to bằng quả cau (tân lang)?

576 Đản thánh tiết: lễ sinh nhật của vua.

577 Nguyên bản in là "Long Thủy hải", có thể ở đây vẫn chỉ địa điểm Long Thủy hiệp (Thác Bờ) là nơi Lý Nhân Tông đã dừng thuyền khi đi đánh động Ma Sa ba năm trước để bắt voi.

578 Sông Ba Lạt: là khúc sông Hồng chảy ra biển ở cửa Ba Lạt ngày nay.

579 Việt sử lược chép là đài Thông Tiêu (q2,23a).

580 Mâu Du Đô: Việt sử lược chép là Mâu Đô Du (q2, 23a).

581 Việt sử lược chép là trung tướng (q2, 23a).

582 Phú Lương: tên phủ đời Lý, gồm miền đất tỉnh Thái Nguyên cũ và cả huyện Đa Phúc cũ.

583 Nguyên văn: "Chỉ tác phiên", đơn vị thợ chuyên làm giấy viết.

584 Quế phủ: tức phủ Quế Châu, nay là Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

585 Cán Lý Bất, (đúng tên là Oát Ly Bất 2 chữ Oát và Can dễ sao chép lầm, con thú hai của Kim Thái Tô (A Cốt Đả), cùng với Niêm Hãn đem quân đánh kinh đô nhà Tống.

586 Mạc Bắc: tức phía bắc sa mạc Gôbi (từ chân núi Hưng An Lĩnh đến phía đông núi Thiên Sơn).

587 Ở đây có nhiều nhầm lẫn trong lời chú thích nguyên bản. Việc tướng nước Kim chiếm Biện Kinh, bắt sống Huy Tông và Khâm Tông nhà Tống mà toàn thư nhắc đến đây là sự kiện vào năm Thiên Hội thứ 3 (1125) đời Kinh Thái Tông, còn lập nước Kim là việc của Kim Thái Tổ (không có niên hiệu Thiên Hội). Kim Thái Tổ họ Hoàn Nhan, tên là A Cốt Đả, sau đổi là Mân, còn Oa Khoát Đài (Ogodai) là tên của hãn Mông Cổ (1228- 1241).

588 Nông Châu: tức châu Tư Nông (hoặc còn gọi là Tây Nông như ở BK3, 34a ), nay là huyện Phú Bình, tỉnh Bắc Thái.

589 tức 12 tuổi.

590 Nguyên văn: "Vĩnh kiên nãi tâm"; chữ kiên là vững bền cho đồng âm mà khắc lầm ra chữ kiên là vai.

591 Na Ngạn: nay là đất huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc.

592 Dẫn lời quẻ Ly trong Kinh Dịch

593 Đại Việt Sử Lược chép niên hiệu này là Đại Thuận (Q.3, 1a)

594 Điền nhi và lộ ông: Cương Mục dẫn lời Ngô Thì Sĩ chua rằng: Điền Nhi và Lộ Ông đều là những người bị tội đồ dịch. Còn phép phối dịch ra sao bây giờ không thể khảo được (CMCB4, 19a).

595 Linh Nhân: tương truyền thời Hoàng Đế có người tên là Linh Luân chế tạo ra âm nhạc, vì vậy đời sau gọi là nhạc quan và các diễn viên ca kịch là "linh nhân"

596 Nay là Hàm Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

597 Nguyên văn: "quan quốc nhân minh vu Long Trì" (xem người trong nước thề ở Long Trì). Hai chữ "quốc nhân" trong câu này không được xác định rõ, thường hiểu là số đông người thuộc nhiều tầng lớp xã hội.

598 Chỉ các đời vua Thái Tổ, Thánh Tông và Nhân Tông đời Lý

599 Đỗ Gia: tên hương thời Lý, nay là huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh

600 Đây là những cái tháp nhỏ bằng đất nung cao 20 - 50 cm, thường tìm được trong các di tích thời Lý

601 Nguyên bản in là Giang Để, có thể là Để Giang, tức sông Đáy, Để Giang cũng là tên đất. Theo cương mục, từ thời Trần trở về trước gọi là Để Giang, nhà Lê đổi gọi là huyện Sơn Dương, tỉnh Hà Tuyên.

602 Việc Nhà Tống phong Lý Thần Tông làm Giao Chỉ Quận Vương, Toàn thư chép hai lần: ở đây (năm 1130) và ở BK3, 37b (năm 1132). Có lẽ Toàn thư ghi thừa ở năm 1130, vì Tống sử (q.488) cũng ghi việc này vào năm 1132. Việt sử lược ghi việc nhà Tống phong tước Quận Vương cho Lý Thần Tông vào năm Tân Hợi, 1131 (q.3, 1b) có lẽ cũng không chính xác.

603 Xương công ngư: lời chú nguyên bản nói cá "xương công" tức là cá "hầu". Cương mục cũng chép việc này, nhưng chua rằng "xương" và "công" là hai loài cá khác nhau. Cá Xương tức cá hầu, phần trên đầu gồ lên liền với sống lưng, mình tròn, chỉ có 1 xương sống, thịt mềm, ăn được; cá Công là loài cá giống như con cua, ăn được (CMCB4, 28b).

604 Nguyên bản khắc sai nét chữ "cung" thành ra hình như chữ "quản".

605 Nhật Lệ: là tên sông ở tỉnh Quảng Bình, trại Nhật Lệ chỉ miền ấy.

606 Thiềm thừ châu: cũng như ở trên đã nói đến tân lang châu (ngọc cau), ở đây nói thiềm thừ châu (ngọc cóc), chưa rõ là thứ ngọc gì (chú thích 2, tr. 291).

607 Nguyên bản in là Thạch Hưng Vũ. Tên cai đội quân thường có chữ Tả, Hữu; ở đây chữ Thạch do chữ Hữu khắc lầm.

608 Trựu văn: tức là chữ đại triện (tương truyền là do quan thái sử Sử Trựu đời Chu Tiên Vương, Trung Quốc, đặt ra.

609 Khánh Thiện hầu mà Toàn thư ghi tại đây là Tăng thống Khánh Hỷ có tiểu truyện trong Thiền uyển tập anh (tờ 61a); chữ Thiện và chữ Hỹ, nét chữ gần giống nhau, có thể chép lầm.

610 Tam tôn: thường là tượng phật A Di Đà và tượng hai bồ tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chi.

611 Theo Thiền uyển tập anh, chùa Quán Đính ở núi Không Lộ, lại theo Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Sơn Tây, núi Không Lộ ở địa phận huyện Thạch Thất, trên núi có chùa Lạc Lâm, là chỗ Thiền sư Không Lộ trút xác mà hóa. Như thế thì chùa Quán Đính còn có tên là chùa Lạc Lâm và núi không Lộ, tức là Sài Sơn (núi Thầy), nay ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

612 Trương Bá Ngọc: tức là Lê Bá Ngọc, do Lý Thần Tông đổi làm họ Trương (xem BK3, 32a).

613 Nguyên văn: "độ nhân hội", tức lễ độ cho những người đủ tư cách tăng nhân.

614 Hương Lãnh Kinh: có lẽ là miền Thị Cầu, thị xả Bắc Ninh ngày nay, xem thêm chú thích (4) tr.260.

615 Lý Công Tín: tức Phí Công Tín, được ban họ Lý (BK3, 34b).

616 Việt sử lược chép là Tô Phá Lăng và chép việc vào năm 1136 (q.3, 2a).

617 Vu đàn: đàn tế trời để cầu mưa. Theo Công Dương truyện, vua thân đến đàn Nam Giao cầu đảo, cho đồng nam đồng nữ vừa múa vừa hô "Vu! Vu!...", vì thế gọi là "Vu đàn".

618 Quan ấm: theo chế độ cũ, con cháu các nhà quan có công với triều đình hoặc chết vì việc nước, được bổ làm quan, gọi là quan ấm.

619 Chỉ Vệ Vương Đinh Toàn, con Đinh Tiên Hoàng.