Tiểu chi Cụ Án, Trung chi 5

Tóm tắt lịch sử

Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở nước ta là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục.

Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng.

Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa.

Tiểu chi Cụ Án thuộc trung chi 5 (ông tổ là Hồ Định). Cho đến nay, con cháu tiểu chi Cụ Án đã đến đời thứ 19 (theo cách tính lâu nay). Trước đây tiểu chi thờ ông Hồ Trọng Kính (đời 10) nhưng đến đời 14 vì con cháu đông đúc nên họ quyết định tách làm hai chi, chi trưởng thờ ông Hồ Trọng Kính và con cả là ông Hồ Nhuyên (tú tài) trở xuống (hiện nay nhà thờ ở chỗ ông Hồ Kim Dinh) và chi thứ thờ từ ông Hồ Trọng Điển trở xuống, tiếp đến là ông Hồ Trọng Toàn (án sát). Vì vậy thường gọi là tiểu chi Cụ Án, nhà thờ Cụ Án.

Sơ đồ trực hệ

open all | close all