Bàn phím:
Từ điển:
 

âm

  • 1 I d. 1 Một trong hai nguyên lí cơ bản của trời đất (đối lập với dương), từ đó tạo ra muôn vật, theo một quan niệm triết học cổ ở phương Đông. 2 (vch., hoặc chm.). Từ dùng để chỉ một trong hai mặt đối lập nhau (thường coi là mặt tiêu cực; mặt kia là dương), như đêm (đối lập với ngày), mặt trăng (đối lập với mặt trời), nữ (đối lập với nam), chết (đối lập với sống), ngửa (đối lập với sấp), v.v. Cõi âm (thế giới của người chết). Chiều âm của một trục.
  • II t. (chm.). 1 (Sự kiện) mang tính chất tĩnh, lạnh, hay (sự vật) thuộc về nữ tính hoặc về huyết dịch, theo quan niệm của đông y. 2 Bé hơn số không. -3 là một số . Lạnh đến âm 30 độ.
  • 2 I d. 1 Cái mà tai có thể nghe được. Thu âm. Máy ghi âm*. 2 Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Các âm của tiếng Việt.
  • II đg. (id.). Vọng, dội. Tiếng trống vào vách núi.
  • III t. ( thanh) không to lắm, nhưng vang và ngân. Lựu đạn nổ những tiếng âm.