Bàn phím:
Từ điển:
 

Bến Tre

  • (tỉnh) Tỉnh nằm giữa Sông Tiền và sông Cổ Chiên và ở ven biển phía đông bắc đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích 2247km2. Số dân 1.372.600 (1994), gồm các dân tộc: Kinh (98,8%), Hoa, Khơme, Chăm. Tôn giáo: Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa. Địa hình bằng phẳng, thoải từ tây sang đông, độ cao trung bình 2-5m so với mặt biển, là một phần của tam giác châu điển hình. Gồm 3 cù lao: Minh, Bảo và An Hoá. Sông Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, Mỹ Tho chảy qua. Bờ biển 46km, có bốn cửa sông cắt ngang. Đất phù sa không nhiễm mặn chiếm 42% diện tích, đất phù sa nhiễm mặn 53%, đất cát 5%. Nhiệt độ trung bình năm 28<>C. Giao thông đường thuỷ, đường bộ phát triển; quốc lộ 60, liên tỉnh 186A, tỉnh lộ 30, 26, 17 chạy qua. Trước thuộc phủ Hoàng Trị và Hoàng An của tỉnh Vĩnh Long, từ 1-1-1900 được tách ra thành tỉnh Bến Tre
  • (thị xã) Thị xã tỉnh lị tỉnh Bến Tre. Diện tích 67,1km2. Số dân 111.800 (1997), gồm các dân tộc: Kinh, Hoa. Nằm bên bờ trái sông Hàm Luông. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, có sông Hàm Luông chảy qua. Giao thông: quốc lộ 60, tỉnh lộ 26 chạy qua. Là tỉnh lị từ khi thành lập tỉnh Bến Tre ngày 1-1-1900. Gồm 8 phường, 7 xã