Bàn phím:
Từ điển:
 

Trương Định

  • (Canh Thìn 1820 - Giáp Tí 1864)
  • Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp, tên thường gọi là Trương Công Định. Cha ông là lãnh binh Trương Cầm làm quan ở Gia Định (chức Hữu thủy vệ úy) dưới thời Thiệu Trị. Ông sinh năm 1820 tại Quảng Ngãi (Tư liệu của Bộ Ngoại Giao và Bộ Hải quân Pháp ghi ông quê ở Quảng Nam)
  • Từ nhỏ ông theo cha vào Gia Định, lớn lên lấy vợ là bà Lê Thị Trưởng, con gái một nhà giàu ở Tân An. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Vì có công ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm lục phẩm. Từ đó người đương thời gọi ông là Quản Định
  • Tháng 2-1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều chặn giặc và thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè... Năm 1860 ông tham gia giữ đồn Kỳ Hòa dưới quyền Tổng thống Quân vụ Nguyễn Tri Phương. Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển rút về Biên Hòa, ông vẫn tiếp tục chiến đấu, nên được triều đình Huế thăng chức Phó Lãnh binh
  • Từ đó, ông cùng các chiến sĩ rút về Tân Hòa, Gò Công xây dựng căn cứ kháng Pháp. Tại đây ông tổ chức nhiều trận phục kích quân địch ở một vùng rộng lớn từ Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn... tiêu hao rất nhiều lực lượng địch.Sau khi ký kết hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, triều đình phong ông chức Lãnh Binh, nhưng với áp lực của Pháp, họ buộc ông phải bãi binh và chuyển ông đi An Giang hòng triệt phá phong trào kháng Pháp
  • Trước sự nhu nhược của triều đình, ông cương quyết chống lại lệnh trên và ở lại củng nhân dân chống Pháp. Nghĩa quân và nhân dân vùng Gò Công, Tân An, Mĩ Tho... tôn xưng ông là "Bình Tây Đại Nguyên soái". Từ đó, nghĩa quân chiến đấu chuyển sang một giai đoạn mới là không ở dưới quyền điều khiển của triều đình Huế nữa. Pháp biết được khả năng và chính nghĩa của ông, một mặt chúng huy động quân lực bao vây căn cứ Gò Công, một mặt dụ hàng, ông một lòng chống Pháp đến cùng. Ngày 26-2-1863, Pháp huy động một lực lượng lớn mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, một số chiến hữu hi sinh. Trong trận này, ông phải cảm tử cận chiến với giặc và thoát khỏi vòng vây của địch rút về lập căn cứ ở làng Lý Nhơn (thuộc tỉnh Biên Hòa). Một bộ phận nghĩa quan tản về phía rừng Thủ Dầu Mộ, Tây Ninh tiếp tục chiến đấu
  • Cuối năm 1864, trong khi ông đang chiến đấu chiếm lại căn cứ Tân Hòa thì trong đêm 18 rạng ngày 19-8-1864 ông rơi vào vòng dây của Đội Tấn (Huỳnh Công Tấn) ở 1àng Kiểng Phước. Tên này nguyên trước kia từng theo ông chống Pháp, nhưng bỏ hàng ngũ kháng chiến về làm tay sai cho giặc. Tên phản bội này muốn bắt sống ông để dâng quan thầy, nhưng ông quyết tử chiến. Và sau khi bị bắn gảy xương sống, ông rút gươm tự sát, chứng không chịu để cho giặc bắt sống. Ông hi sinh anh dũng tại trận
  • Cái chết của ông là mất mát lớn lao cho các lực lượng kháng chiến của nhân dân ta lúc bấy giờ. Cảm về cái chết oanh liệt ấy, Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế khóc người anh hùng "đám lá tối trời" trong đó có bài:
  • Trong Nam tên họ nổi như cồn,
  • Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
  • Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ,
  • Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
  • Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
  • Quả ấn "Bình Tây" đất vội chôn
  • Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy,
  • Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn"