Bàn phím:
Từ điển:
 

Nghiêu Thuấn

  • Tên 2 ông vua theo truyền thuyết trong lịch sử cổ đại Trung Quốc được nhà Nho coi là mẫu mực đã theo được đạo trời trị dân
  • Thông Chí: Nghiêu họ Doãn, con Đế Hiệu, được phong cho đất Doãn (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), sau ở đất Đường (nay thuộc Hà Bắc) nên lấy họ gọi là Đào Đường (Đào Đường thị) do đó gọi hiệu là Đường Nghiêu. Thời bấy giờ dân hưng thịnh, thái bình, già trẻ vui chơi trò ném nhưỡng ở chốn khang cù. Nghiêu làm vua gần 100 năm rồi nhường ngôi cho Thuấn
  • Thuấn họ Diêu, tên Trung Hoa, cha là Cổ Tẩu (Người có mắt mà như mù, không phân biệt được điều tốt xấu). Mẹ chết sớm, Cổ Tẩu lấy vợ kế sinh ra Tượng là người kiêu ngạo nhưng Cổ Tẩu lại quý yêu nên hai cha con đều muốn giết Thuấn. Biết vậy nhưng Thuấn vẫn giữ tròn đạo hiếu với cha và thảo với em. Thuấn cày ruộng ở Linh Sơn (Nay thuộc Hà Đông), đánh cá ở đầm Lôi Trạch. Có người tiến cử lên vua Nghiêu, vua gả 2 con gái cho Thuấn (xem Mạch Tương.) và giao Thuấn làm nhiều việc để thử tài đức. Sau 20 năm thử thách, biết Thuấn có thể đảm đương việc thiên hạ nên mới nhường thiên hạ cho Thuấn. Thiên hạ thái bình. Thuấn ở ngôi 18 năm, chết ở đất Thương Ngô trong khi đi tuần về phương Nam, nhường ngôi vua cho Vũ (tức vua Vũ nhà Hạ). (Thông Chí, Ngũ đế kỷ, Sử ký, Ngũ đế bản kỷ, Kinh thư, Nghiêu điển...)
  • Tứ thời khúc vịnh:
  • Tung hô 3 tiếng kêu rần
  • áo xiêm Nghiêu Thuấn, đai cân Cao Quỳ. Xem thêm: Hứa Do, Sào Phủ,Mạch Tương