Bàn phím:
Từ điển:
 

Minh Mạng

  • ( Tân Hợi 1791- Canh Tí 1840)
  • Vua thứ hai triều Nguyễn, con thứ vua Gia Long, tên tục là Đảm, tên thật là Nguyễn Phúc Đảm miếu hiệu là Thánh tổ. Khi lên ngôi hiệu năm là Minh Mạng, nên cũng gọi là vua Minh Mạng. Năm Canh Thìn 1820, Gia Long mất, ông nối ngôi vì tuy là con thứ nhưng Hoàng tử Cảnh đã chết năm 1801, mà Gia Long lại thương ông hơn con Hoàng tử Cảnh (theo luật, lẽ ra con Hoàng tử Cảnh sẽ nối ngôi ). Lê Văn Duyệt phản đối việc này nên sau này khi lên ngôi ông rất oán Lê Văn Duyệt
  • Minh Mạng là một ông vua thông minh, hiếu học và cả quyết, mọi việc trong nước đều phải thông qua ông thể hiện Tính cách tập trung quyền hành ở trung ương. Cuối đời ông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại chính quyền độc tài của ông. Năm1822- 1835 Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cư, Nông Văn Vân khởi nghĩa chống triều Nguyễn tại các vùng Thượng du và Trung du Bắc Bộ, quân triều phải gian nan lắm mới dẹp được. Năm Qúy Tị 1833 ở miền Nam nghĩa quân của Le Văn Khôi chiếm thành Phiên An, giết Bạch Xuân Nguyên, Nguyễn Văn Quế, Minh Mạng phải chống đỡ một thời gian dài mới bình định được miền Nam
  • Trong đời làm vua của mình, ông đã giết hại nhiều công thần nhất là vụ án Lê Văn Duyệt, Lê Chất ... tuy rằng khi ấy các nhân vật này đã chết từ lâu. Chính Minh Mạng và đám cận thân đã thi hành bản bản án hai công thần trên khiến nhiều người yêu công lý phải phẫn nộ . Nơi mộ của họ sau đã bị san bằng đều có bia ghi: "Chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp". Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp ". Hành động hạ cấp này làm nhân dân thêm căm ghét triều Nguyễn và cá nhân ông, tuy rằng ông là một ông vua có tài và cả quyết
  • Năm Canh dần 1840, ông mất, hưởng dương 49 tuổi, ở ngôi hai mươi năm, miếu hiệu Thánh tổ Nhân hoàng đế, thi hài an táng ở gần Huế