Bàn phím:
Từ điển:
 

Bá Di, Thúc Tề

  • Bá Di, Thúc tề là 2 con vua Cô Trúc, chư hầu của nhà ân. Vua Cô Trúc muốn Thúc Tề nối ngôi nhưng khi vua mất, Thúc Tề nhường ngôi cho Bá Di, Bá Di không nhận bèn bỏ đi nơi khác. Thúc Tề cũng bỏ nước mà đi, người trong nước phải lập con thứ lên thay. Bá Di, Thúc Tề nghe tiếng Tây Bá (Tức Chu Văn Vương) là người hiền nên mới theo về với ông ta. Đến khi Tây Bá chết, Vũ Vương dùng mộc chủ Văn Vương kéo quân sang đánh Trụ. Bá Di, Thúc tề ghìm cương ngựa can, cho đó là việc làm bất nhân. Khi vua Vũ diệt xong nhà ân (vua Trụ), dựng nghiệp nhà Chu, Bá Di và Thúc Tề lấy việc nước mất làm xấu hổ mới bỏ đi ở ẩn ở núi Vũ Vương, hái rau vi mà ăn chứ không ăn thóc nhà Chu. Đến ngày đói gần chết, mới làm bài hát lời rằng: "Đăng bỉ tây sơn hề, thái kỳ vị hỉ ! dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hi ! Thần nông ngụ hạ hốt yên một hề, ngã an thích quy hỉ ! Vu ta tồ hề mệnh chi suy hỉ." (Ta lên núi Tây sơn (tức núi thú Dương) này hái khóm rau vi ! tôi bạo ngược thay chúa bạo ngược, không biết điều trái của mình ! Đạo nhường nhau từ đời Thần nông Ngu Hạ bổng mất hẳn, ta thư thái mà chết, thật mệnh ta suy). Cả hai người đều chịu chết đói trên núi Thú Dương. (Sử ký quyển 61, Thông Chí quyển 177...)